Ở điểm xa xôi nhất trên Trái Đất, các nhà khoa học đã nghe thấy một âm thanh kỳ lạ với tần số cực thấp

ĐỨC KHƯƠNG |

Đây là một trong những âm thanh dưới nước lớn nhất từng được ghi lại.

Point Nemo ở phía nam Thái Bình Dương được cho là địa điểm xa xôi nhất hành tinh. Khi những con tàu đi qua nó, chúng sẽ cách đất liền gần nhất 2.689 km. Trong khi Trạm vũ trụ quốc tế bay qua phía trên, thì khoảng cách giữ các thủy thủ và các phi hành gia trên trạm con gần hơn khoảng cách giữa các thủy thủ với đất liền, vì họ chỉ ở cách đầu họ 400 km.

Do sự cô lập và các dòng hải lưu ở đó có rất ít cá và ngư dân nên khu vực này đã trở thành nghĩa địa cho các tàu vũ trụ cũ. Cũng như các vệ tinh cũ đã quay trở lại quỹ đạo Trái Đất và đi vào khu vực, trạm vũ trụ Mir của Liên Xô/Nga đã kết thúc "cuộc đời" ở đáy đại dương.

Ở điểm xa xôi nhất trên Trái Đất, các nhà khoa học đã nghe thấy một âm thanh kỳ lạ với tần số cực thấp- Ảnh 1.

Sâu trong Nam Thái Bình Dương là một điểm trên bề mặt Trái Đất cách xa đất liền hơn bất kỳ vị trí nào khác. Được gọi là Point Nemo (điểm Nemo), điểm này nằm cách vùng đất gần nhất khoảng 2.689 km (1.450 hải lý), khiến nó trở thành nơi xa xôi và biệt lập nhất trên hành tinh. Nếu bạn đã từng sử dụng cụm từ 'giữa đại dương', thì đây cũng là cụm từ chính xác nhất để mô ta về điểm Nemo.

Chính tại đây, vào năm 1997, Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA) đã phát hiện ra một âm thanh tần số cực thấp kỳ lạ. Âm thanh được phát hiện bởi các hydrophone đặt trên Thái Bình Dương, rất mạnh và cực kỳ lớn, nằm trong số những âm thanh lớn nhất từng được ghi lại dưới nước.

Tiếng ồn đó là một điều bí ẩn, lớn đến mức nó được thu bởi các ống nghe dưới nước cách nhau 4.800 km. Một số người, bao gồm cả nhà hải dương học Chris Fox của NOAA, đã suy đoán rằng những âm thanh này có thể là do một động vật biển gây ra.

Fox nói với CNN: "Có rất nhiều thứ gây ồn ào ở dưới đó. Cá voi, cá heo hay một số loài cá khác có thể là nguồn phát ra những tiếng ồn này".

Ở điểm xa xôi nhất trên Trái Đất, các nhà khoa học đã nghe thấy một âm thanh kỳ lạ với tần số cực thấp- Ảnh 2.

Vị trí xa xôi của Point Nemo khiến nó trở thành một địa điểm lý tưởng để các mảnh vỡ không gian hạ cánh an toàn. Trên thực tế, địa điểm này xa xôi đến mức nó được cộng đồng vũ trụ quốc tế chỉ định là "nghĩa địa tàu vũ trụ". Vệ tinh và các mảnh vỡ không gian khác rơi ra khỏi quỹ đạo thường hướng về điểm Nemo để có thể đâm xuống đại dương một cách an toàn mà không gây hại cho bất kỳ khu vực dân cư nào. Điều này khá hữu ích vì tàu vũ trụ sắp bị rơi không bao giờ hạ cánh tại một điểm cụ thể mà chia thành hàng nghìn mảnh khi chúng đi vào bầu khí quyển, khu vực rơi của các mảnh vỡ có thể rộng hàng chục dặm và dài hàng nghìn dặm.

Trên thực tế, không có loài động vật nào được biết đến có khả năng tạo ra âm thanh như vậy, dẫn đến một số suy đoán rằng nó có thể là một con mực khổng lồ hoặc một loài quái vật biển chưa được biết đến khác. Tuy nhiên, vào thời điểm đó Fox cũng đưa ra lời giải thích khác có vẻ hợp lý hơn.

"Tôi nghĩ nó có thể liên quan đến việc băng nứt gãy thành những tảng băng lớn, hoặc những tảng băng lớn cào đáy đại dương", Fox nói thêm. "Nó luôn đến từ phía nam. Chúng tôi nghi ngờ rằng đó là băng ngoài khơi Nam Cực".

Ở điểm xa xôi nhất trên Trái Đất, các nhà khoa học đã nghe thấy một âm thanh kỳ lạ với tần số cực thấp- Ảnh 3.

Mặc dù được coi là địa điểm biệt lập nhất trên Trái Đất, nhưng Point Nemo vẫn thu hút được một số du khách gan dạ sẵn sàng thực hiện hành trình đến địa điểm xa xôi này. Điều cần lưu ý là đến thăm Point Nemo không phải là một kỳ công dễ dàng, vì nó đòi hỏi một chuyến đi dài và tốn kém qua một số vùng biển động nhất trên Trái Đất. Cuộc hành trình thường được thực hiện bởi các đoàn thám hiểm khoa học, những người quan tâm đến việc nghiên cứu các dòng hải lưu và động lực học độc đáo của khu vực.

NOAA cũng đã phát hiện ra những âm thanh tương tự như tiếng bloop trước đây và thậm chí đã sử dụng chúng để theo dõi tảng băng trôi A53a khi nó tan rã.

Phòng thí nghiệm Môi trường Biển Thái Bình Dương giải thích: "Âm thanh phổ rộng được ghi lại vào mùa hè năm 1997 phù hợp với các trận động đất do băng trôi tạo ra khi chúng nứt và gãy" .

"Các trận động đất có biên độ đủ để được phát hiện trên nhiều cảm biến ở phạm vi hơn 5.000 km. Dựa trên góc phương vị đến, các tảng băng trôi tạo ra tiếng bloop rất có thể nằm giữa eo biển Bransfield và Biển Ross, hoặc có thể ở Cape Adare".

Ở điểm xa xôi nhất trên Trái Đất, các nhà khoa học đã nghe thấy một âm thanh kỳ lạ với tần số cực thấp- Ảnh 4.

Điểm Nemo nằm ngay giữa Vòng quay Nam Thái Bình Dương, một hệ thống lớn gồm các dòng hải lưu lưu thông ở Nam Thái Bình Dương quay theo chiều kim đồng hồ quanh một điểm trung tâm trong đại dương. Vì nó ở rất xa đất liền nên hầu như không có hạt bụi hoặc dòng chảy từ đất liền, vì vậy nước có nồng độ chất dinh dưỡng cực kỳ thấp. Điều này làm cho khu vực rộng lớn xung quanh Point Nemo trở thành một sa mạc đại dương khổng lồ. Không có cá mập hay cá lớn. Thực vật phù du, loài tảo nhỏ tạo thành đáy của chuỗi thức ăn biển, chỉ được tìm thấy ở độ sâu hơn một trăm mét. Nhưng bất chấp sự xa xôi và thiếu sinh vật biển lớn, dòng hải lưu Nam Thái Bình Dương vẫn có nhiều vi khuẩn và các vi sinh vật khác, góp phần đáng kể vào các chu trình sinh địa hóa toàn cầu. Những con cua nhỏ cũng đã được tìm thấy gần miệng núi lửa dưới đáy biển gần Point Nemo.

Tham khảo: Iflscience

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại