Nuôi con "bật tanh tách", ông nông dân phấn khởi thu lãi 5 tỷ đồng/năm

KHÁNH LINH (t/h) |

Sau bao năm vừa tìm hiểu vừa đúc kết kinh nghiệm, đến nay, ông nông dân nuôi con "bật tanh tách" đã dựng nên cơ nghiệp vững chắc, nhẹ nhàng thu lãi 5 tỷ đồng/năm.

Là huyện cù lao nhiễm mặn nằm hạ lưu sông Tiền, điều kiện thiên nhiên ở huyện Tân Phú Đông (tỉnh Tiền Giang) rất khắc nghiệt, mỗi năm phải chịu từ 6 đến 9 tháng bị nhiễm mặn, trồng trọt và chăn nuôi đều gặp nhiều khó khăn.

Đi tiên phong, gặt hái nhiều thành công trong chuyện làm ăn, dựng nên cơ nghiệp vững chắc, nổi danh là ông dân Lê Thành Tăng, tỷ phú nuôi tôm miền đất nhiễm mặn Tân Phú Đông, cư ngụ tại ấp Kênh Nhiếm, xã Phú Thạnh, theo Dân việt.

Nuôi con "bật tanh tách", ông nông dân phấn khởi thu lãi 5 tỷ đồng/năm- Ảnh 1.

Ông nông dân Lê Thành Tăng, tỷ phú nuôi tôm công nghệ cao đang chăm sóc ao tôm của gia đình.

Hưởng ứng chủ trương của Nhà nước về phát triển nuôi trồng thủy sản xuất khẩu trên nền đất lúa kém hiệu quả thích ứng biến đổi khí hậu, vào năm 2006, ông Tăng mạnh dạn chuyển 1 ha đất trồng lúa năng suất thấp sang nuôi tôm thẻ.

Vừa nuôi vừa đúc kết kinh nghiệm thành công và mở rộng sản xuất, đến nay, sau gần 20 năm gắn bó với con tôm thẻ, ông đã có cơ ngơi khoảng 3 ha tôm nuôi trên huyện cù lao Tân Phú Đông.

Trung bình mỗi năm, ông thu hoạch đạt sản lượng từ 27 tấn đến 30 tấn tôm thương phẩm. Bán trừ chi phí, ông còn thu lãi ròng trên 1 tỷ đồng.

Lợi nhuận từ nuôi tôm thâm canh, ông Lê Thành Tăng tích lũy đầu tư thêm 5 nhà nuôi yến, mở thêm cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y thủy sản theo mô hình kinh doanh tổng hợp đã mang lại hiệu quả cao.

Ông Tăng chia sẻ, ước tính, mỗi năm, từ mô hình kinh doanh tổng hợp trên, gia đình ông thu lợi nhuận ròng trên 2 tỷ đồng.

Ông Tăng còn giải quyết việc làm thường xuyên cho hàng chục lao động trên đất cù lao với mức thu nhập 5 - 6 triệu đồng/người/tháng.

Qua đó, góp phần tạo thu nhập ổn định cho người lao động, giảm nghèo nông thôn ở địa bàn khó khăn, thường xuyên bị thiên tai hạn, mặn của tỉnh Tiền Giang.

Không chỉ nổi tiếng là nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi tiêu biểu địa phương, vượt khó vươn lên tạo dựng cơ nghiệp bền vững, ông Lê Thành Tăng còn được người dân cù lao mến mộ bởi tấm lòng vì cộng đồng, tích cực hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo trên tinh thần "chung sức vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau".

Mỗi năm, ông Tăng đóng góp trên 10 triệu đồng làm công tác từ thiện xã hội, chăm lo giúp đỡ hộ nghèo tại huyện Tân Phú Đông.

Đồng thời, ông còn tài trợ thường xuyên cho 30 hộ nghèo tại địa phương với mức 300.000 đồng/hộ/tháng. Việc làm đầy ý nghĩa nhân văn sâu sắc của ông được dư luận hết sức hoan nghênh, được địa phương biểu dương và nhân rộng.

Cũng thành công từ mô hình nuôi tôm, ông Cao Văn Ba ở xã Giao Phong, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, một trong những hộ nuôi tôm thẻ chân trắng truyền thống lâu đời với thu nhập khoảng 5 tỷ đồng/năm.

Nuôi con "bật tanh tách", ông nông dân phấn khởi thu lãi 5 tỷ đồng/năm- Ảnh 2.

Từ năm 2022 đến nay, ông nông dân Cao Văn Ba thu về được khoảng 5 tỷ đồng/năm từ mô hình nuôi tôm

Ông Cao Văn Ba cho biết, nuôi tôm khép kín giúp môi trường nước trong ao nuôi luôn duy trì ổn định vì vậy có thể nuôi tôm được trong mùa đông.

Hiện ông đang có 50 ao nuôi tôm với diện tích từ 300 - 1.000 m2, ông dành một nửa số ao để nuôi tôm trái vụ, thả con giống từ tháng 6 (âm lịch) đến tháng 9 (âm lịch), tôm sẽ cho thu hoạch từ tháng 10 (âm lịch) đến tháng 3 (âm lịch).

Nhờ mô hình nuôi khép kín, nên ông Ba cũng thả tôm với mật độ dày hơn so với cách nuôi trước đây, trung bình 1.000 m2 sẽ nuôi được khoảng 6 tấn tôm, nếu so với phương pháp truyền thống chỉ nuôi được khoảng 2 - 3 tấn.

Tôm ít bị bệnh, lớn nhanh khỏe đạt được kích cỡ to từ 28 - 30 con/kg. Nhờ hướng đi đúng đắn, từ năm 2022 đến nay, ông Ba thu về được khoảng 5 tỷ đồng/năm lợi nhuận từ nuôi tôm.

Theo ông Nguyễn Minh Trưởng, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp và nuôi trồng, chế biến thủy sản An Hòa, xã Hải Đông, nhiều hộ dân trong hợp tác xã đã đầu tư xây dựng ao nuôi theo hướng khép kín, áp dụng khoa học công nghệ để chăn nuôi trái vụ.

Sản lượng trung bình của một ha nuôi tôm công nghệ cao đạt từ 40 đến 50 tấn, cho doanh thu đem lại giá trị kinh tế cao hơn gấp nhiều lần so với nuôi tôm trong ao truyền thống.

Ông Mai Đăng Nhân, Chi cục phó Chi cục Thủy sản tỉnh Nam Định cho rằng, mô hình nuôi tôm theo hướng khép kín đang mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt giúp người nuôi thuỷ sản tại các huyện ven biển có thu nhập cao, theo Tin tức.

Ông Bùi Thái Sơn, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tân Phú Đông (tỉnh Tiền Giang) cho biết, hàng năm, nông dân Lê Thành Tăng đều được vinh danh nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi tiêu biểu của tỉnh Tiền Giang.

Mô hình nuôi tôm thâm canh ứng phó biến đổi khí hậu của ông Lê Thành Tăng đang được nhân rộng tại địa phương, đưa huyện Tân Phú Đông trở thành một trong những vùng nuôi tôm nước mặn, lợ trọng điểm của tỉnh Tiền Giang với tổng diện tích gần 7.200 ha, mỗi năm đạt sản lượng tôm thương phẩm trên 37.000 tấn, theo Dân tộc miền núi.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại