Nữ nhiếp ảnh gia lặn lội lên Bắc cực chụp ảnh gấu trắng và tuyết nhưng buồn thay, chẳng có tuyết, chỉ còn lại những hình ảnh này

NTT13789 |

Những bức ảnh miêu tả sâu sắc tác động của biến đổi khí hậu

Nữ nhiếp ảnh gia Patty Waymire đã lặn lội tới đảo Barter của Alaska từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10 năm nay với niềm hi vọng: Chụp được những bức ảnh về loài gấu Bắc cực trong môi trường tự nhiên của chúng, được bao quanh bởi một bức tranh tuyết.

Nhưng đáng buồn thay, năm nay chẳng hề có tuyết.

Nữ nhiếp ảnh gia lặn lội lên Bắc cực chụp ảnh gấu trắng và tuyết nhưng buồn thay, chẳng có tuyết, chỉ còn lại những hình ảnh này - Ảnh 1.

Bức ảnh "Không băng, không tuyết" của Waymire

Tôi đã rất ngạc nhiên khi đến đây, chẳng hề có tuyết hay những lớp băng được hình thành”, Waymire nói. “Những người dân địa phương nói rằng đây là một mùa đông ấm bất thường và tuyết có thể sẽ đến muộn. Đây là một trong những mùa đông ấm nhất được ghi nhận.

Thay vì tuyết, cô đành chụp ảnh những chú gấu đang ngồi trên những khoảng đất nhỏ, hoặc đang bơi lội trên biển Beaufort. 

Bức ảnh “Không băng, không tuyết” ở trên đã ghi lại hình ảnh một chú gấu cô độc đang nhìn xuống mặt nước, bức ảnh đã giành giải thưởng danh dự trong cuộc thi nhiếp ảnh do National Geographic tổ chức và được ca ngợi là đã mô tả sâu sắc về tác động của biến đổi khí hậu.

Nữ nhiếp ảnh gia lặn lội lên Bắc cực chụp ảnh gấu trắng và tuyết nhưng buồn thay, chẳng có tuyết, chỉ còn lại những hình ảnh này - Ảnh 2.

Waymire nói rằng cô hiểu tại sao mọi người lại nói rằng chú gấu trông “buồn” và “cô đơn”.

Nó đã lay động tôi ngay lập tức bởi hình ảnh một chú gấu trông rất trầm tư, ngồi đó trên một bờ biển của quần đảo Barter”, cô nói. “Việc thiếu đi băng tuyết hiển nhiên đã kể một câu chuyện buồn mà chẳng cần dùng bất cứ từ nào”.

Biển băng Bắc cực là một trong những nơi mà các nhà khoa học mệnh danh là “cái nôi của sự sống” đối với loài gấu Bắc cực. Nhưng nó đang dần biến mất bởi tình trạng Trái đất ấm lên. Biển băng bắt đầu được hình thành ở Bắc cực vào mùa thu, sau đó vỡ ra và tan chảy vào mùa hè.

Nữ nhiếp ảnh gia lặn lội lên Bắc cực chụp ảnh gấu trắng và tuyết nhưng buồn thay, chẳng có tuyết, chỉ còn lại những hình ảnh này - Ảnh 3.

Theo một nghiên cứu được công bố trong năm nay, dựa trên dữ liệu vệ tinh đã cho thấy, từ năm 1979 đến năm 2014, khoảng thời gian giữa việc băng tan vào mùa xuân và hình thành vào mùa thu đã tăng lên từ 3 đến 9 tuần. 

Điều đó có nghĩa là gấu Bắc cực có ít thời gian ở trên băng hơn để săn hải cẩu, một phần quan trọng trong chế độ ăn của chúng, giúp tạo ra lượng chất béo dự trữ cho những thời điểm khó khăn trong năm khi băng tan.

Tại vùng biển Beaufort, nơi Waymire chụp hình, việc mất đi lớp băng đồng nghĩa với việc tỷ lệ sống sót của gấu Bắc cực cũng giảm đi. Và trong những năm gần đây, sự thiếu đi băng tuyết xảy ra thường xuyên hơn đối với loài gấu Bắc cực.

Nữ nhiếp ảnh gia lặn lội lên Bắc cực chụp ảnh gấu trắng và tuyết nhưng buồn thay, chẳng có tuyết, chỉ còn lại những hình ảnh này - Ảnh 4.

Biển băng Bắc cực đã đạt mức thấp kỷ lục vào tháng 10, phạm vi của băng tuyết cũng ở mức thấp nhất trong năm. Cùng với đó, nhiệt độ mặt biển và không khí ở đây lại ở mức cao kỷ lục, với nhiệt độ trung bình cao hơn mức bình thường tới 20 độ C.

Waymire, người bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp của Bắc cực, nói rằng cô cảm thấy sợ hãi trước viễn cảnh loài người đang hủy hoại chính nơi sinh sống của con cháu họ. 

Waymire là người được truyền cảm hứng bởi những nỗ lực của Tổng thống Obama trong việc bảo vệ khu vực này cho thế hệ tương lai, cô hi vọng rằng Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ đích thân tới Bắc cực và thấy rằng “tại sao nơi vô cùng đặc biệt này cần phải được bảo vệ”.

Tham khảo Huffingtonpost

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại