Nữ giám đốc ám ảnh những đôi chân trần, tiếng khóc trẻ em trong vụ sạt lở và quyết tâm từ đáy lòng: “Bất kể thế nào cũng phải xây trường ngay!”

NGỌC LINH |

“Chúng tôi thấy rằng phải xây ngay! Bất kể thế nào cũng xây trường ngay!” Câu nói dứt khoát của vị Tổng Giám đốc Quỹ trong buổi trò chuyện với chúng tôi, kể về những câu chuyện mà bà đã chứng kiến trong vụ sạt lở năm 2017 và Quỹ Hy Vọng ra đời từ đó.

Chính thức hoạt động từ năm 2017, Quỹ Hy Vọng (Hope Foundation) là một trong số ít các quỹ từ thiện hoạt động chuyên nghiệp tại Việt Nam. Được thành lập bởi Báo VnExpress thuộc Bộ Khoa học & Công nghệ và Công ty Cổ phần FPT, Quỹ Hy Vọng đã có nhiều hoạt động bền bỉ nhằm nâng cao chất lượng đời sống, giáo dục cho trẻ em Việt Nam.

Nữ giám đốc ám ảnh những đôi chân trần, tiếng khóc trẻ em trong vụ sạt lở và quyết tâm từ đáy lòng: “Bất kể thế nào cũng phải xây trường ngay!” - Ảnh 1.

Tính đến tháng 8/2023, Quỹ đã xây mới, sửa chữa hơn 130 điểm trường xuống cấp tại vùng sâu, miền núi, bị ảnh hưởng bởi thiên tai, lũ lụt; thay thế hơn 330 cây cầu ván gỗ, cầu xuống cấp bằng cầu bê-tông kiên cố, giúp học sinh đến trường an toàn. Cùng với đó, Quỹ còn trao hơn 3.000 thiết bị học online cho học sinh nghèo trong mùa dịch, hỗ trợ hơn 2.100 bệnh nhi ung thư và nhiều trẻ em mồ côi, khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh khó khăn… ở 40 tỉnh, thành trên cả nước.

Quỹ Hy Vọng theo đuổi hai mục tiêu chính: Hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn và tạo động lực phát triển. Trong đó, Quỹ luôn luôn đặt trẻ em là đối tượng trọng tâm.

Bà Nguyễn Xuân Tú, Giám đốc Điều hành Quỹ Hy Vọng chia sẻ: “Chúng tôi tin rằng một xã hội phát triển, cần nhiều sự kết nối để chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn. Cùng với đó, việc thúc đẩy những dự án phát triển nơi con người được khuyến khích khai phá tiềm năng và trang bị công cụ, cũng sẽ chấm dứt cái nghèo và tạo nên sự bình đẳng.”

Dù rong ruổi trên nhiều cung đường, giúp đỡ không thể liệt kê hết bằng con số những hoàn cảnh khó khăn, hay những công trình mang lại lợi ích cho cộng đồng. Tuy nhiên điều khiến bà Tú cùng những người sáng lập quỹ vẫn luôn trăn trở đó là “Trẻ em”.

Nữ giám đốc ám ảnh những đôi chân trần, tiếng khóc trẻ em trong vụ sạt lở và quyết tâm từ đáy lòng: “Bất kể thế nào cũng phải xây trường ngay!” - Ảnh 2.

Bà Nguyễn Xuân Tú – Giám đốc Điều hành Quỹ Hy Vọng (Hope Foundation) – áo xanh bên trái

“Có cho kẹo, tụi nhỏ cũng không vui như vậy đâu”

Trong buổi trò chuyện với chúng tôi tại phòng làm việc, bà Tú kể về hành trình đưa yêu thương, mang ngôi trường, con chữ gần hơn đến với trẻ em. Đó là việc xây trường học, điểm nhà bán trú, … giúp các em bớt quãng đường đi, gần hơn với con chữ.

Nhớ lại những thời điểm đầu thực hiện dự án “Ánh sáng học đường”, bà Tú nhắc đến Trường Khe Chữ, (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam). Ngôi trường nằm gọn trong khu tái định cư tại bản Khe Chữ, đây là ngôi trường đầu tiên Quỹ Hy Vọng xây dựng, mở đầu cho 5 năm “xây trường, xây cầu” khắp cả nước.

Nữ giám đốc ám ảnh những đôi chân trần, tiếng khóc trẻ em trong vụ sạt lở và quyết tâm từ đáy lòng: “Bất kể thế nào cũng phải xây trường ngay!” - Ảnh 3.

“Năm 2017, nơi đây xảy ra sự cố sạt lở, một quả núi ụp xuống cả một ngôi làng. Khi tôi tới đó, người dân tại đây nháo nhào bới tìm người, tài sản, những tiếng khóc, ánh mắt hoang mang không biết ngày mai thế nào khiến tôi không thể nào quên được, sự mất mát quá lớn. Sau sự cố, chính quyền của họ mang người dân tới thung lũng Khe Chữ ở để an toàn hơn, để mọi người có cuộc sống lại từ đầu.” Bà Tú nói.

Bà Tú kể thêm: “Khi chúng tôi đến, toàn bộ nhà của tụi nhỏ đều là bạt. Khu sinh hoạt chung mà tụi nhỏ gọi là “trường học” cũng là bạt. Và 100% học sinh đều đi chân đất. Lúc đó, Quỹ Hy Vọng quyết định xây trường. Ngôi trường được hoàn thành sau khoảng 5 tháng thi công.”

Điều khiến bà Tú nhớ mãi khi thực hiện dự án “Ánh sáng học đường” đó là 2 cảm xúc gương mặt của trẻ con nơi đây: Đầu tiên gương mặt trầm tư vì những thiếu thốn, thiếu mọi thứ trong cuộc sống, nơi ở, nơi học tập xơ xác,… tụi trẻ là ngơ ngác với những gói bim bim, cái kẹo mà tụi bà Tú cùng đoàn mang tới.

Thứ 2 là gương mặt rạng rỡ, những nụ cười khi những đứa trẻ sau khi trải qua những mất mát, khó khăn có một không gian để nô đùa, học tập, phát triển tương lai.

Dứt câu kể, vị Giám đốc Quý ngước lên, chỉ chúng tôi hai bức ảnh treo trong phòng làm việc. Cả hai đều là khuôn mặt trẻ nhỏ lấm lem nhưng rạng rỡ. Bà Tú nói thêm “Có cho kẹo, tụi trẻ cũng không vui như vậy đâu”.

Nữ giám đốc ám ảnh những đôi chân trần, tiếng khóc trẻ em trong vụ sạt lở và quyết tâm từ đáy lòng: “Bất kể thế nào cũng phải xây trường ngay!” - Ảnh 4.
Nữ giám đốc ám ảnh những đôi chân trần, tiếng khóc trẻ em trong vụ sạt lở và quyết tâm từ đáy lòng: “Bất kể thế nào cũng phải xây trường ngay!” - Ảnh 5.

Hai bức ảnh được treo trong phòng làm việc, để lại ấn tượng sâu sắc đối với bà Nguyễn Xuân Tú

Bức ảnh đầu tiên được bà Tú giới thiệu với chúng tôi là ảnh của bé gái 5 tuổi – Nguyễn Thị Hồng Diễm (dân tộc Ca Dong). Năm 2017, sau trận sạt lở lịch sử ở nóc Ông Tuân (xã Trà Vân, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam), bé Diễm được chuyển đến khu tái định cư. Điều khiến bà Tú ấn tượng đó là nụ cười ngây thơ không chút đượm buồn của bé khi lần đầu trong đời được đứng trong một ngôi trường có sàn lát gạch hoa, khang trang, hiện đại.

Nữ giám đốc ám ảnh những đôi chân trần, tiếng khóc trẻ em trong vụ sạt lở và quyết tâm từ đáy lòng: “Bất kể thế nào cũng phải xây trường ngay!” - Ảnh 6.

Bức ảnh thứ 2, chúng tôi được bà Tú giới thiệu được ghi lại tại điểm trường Chiến Phố vào năm 2019. Nhớ lại khoảnh khắc ấy, bà Tú cho biết: “Con đường đến trường thật sự quá vất vả. Nhiều trẻ đến trường phải dậy từ 4 giờ sáng, nấu ăn cho gia đình và vượt qua 15 cây số, vượt qua 8 con suối để đi học, rồi lại 8 con suối, 15 cây số để trở về nhà. Khi đó, nhà trường chưa có bán trú, với quãng đường di chuyển lấy con chữ xa xôi, trắc trở như vậy, tôi rất sợ câu chuyện các bạn ấy bỏ học một sớm một chiều. Vì vậy, việc xây nhà bán trú là rất quan trọng, nhằm tạo điều kiện cho các em ở lại, tránh những nguy hiểm trên đường đặc biệt là các bé gái. Đặc biệt Các bạn sẽ vượt qua được những khó khăn, sẽ không bỏ học, không bỏ học vượt biên đi làm việc khi độ tuổi còn quá nhỏ.”

Thế là chúng tôi thấy rằng phải xây ngay! Bất kể thế nào cũng xây ngay!”, Câu nói dứt khoát của vị Tổng Giám đốc Quỹ.

Ngôi nhà bán trú tổ chim với những ô cửa tròn

Năm 2019, Quỹ Hy Vọng xây dựng khu bán trú 2 tầng đầu tiên tại Hoàng Su Phì. Kể xong câu chuyện, bà Tú mang ra mô hình trường bán trú được thiết kế khá độc đáo – Nhà bán trú Tổ chim – màu vàng treo leo trên núi.

Nữ giám đốc ám ảnh những đôi chân trần, tiếng khóc trẻ em trong vụ sạt lở và quyết tâm từ đáy lòng: “Bất kể thế nào cũng phải xây trường ngay!” - Ảnh 7.

Nhà bán trú "tổ chim" của học sinh trường PTDT THCS Chiến Phố ( Hoàng Su Phì, Hà Giang)

Ngôi nhà bán trú tổ chim với những ô cửa tròn đã giải quyết cho gần 200 học sinh được ở lại điểm trường thứ nhất, 250 học sinh được ở lại ở điểm trường thứ hai. Lần gần nhất quay trở lại, bà Tú nhớ lại câu nói khi hỏi các học sinh tại đây về ngôi trường: “Trường với những ô cửa tròn, nếu mở hai cánh, bạn sẽ thấy một viên kẹo, mở một cánh sẽ thấy hình con chim” những học sinh dõng dạc nói.

“Cho các em cái kẹo, các em cũng không cười tươi như vậy đâu, nhưng khi xây một ngôi trường mới, một ngôi nhà mới để các em được sống, được vui chơi trong một không gian mới thì nụ cười sẽ như vậy.” Bà Tú nói về những bức hình treo tại không gian làm việc.

Nữ giám đốc ám ảnh những đôi chân trần, tiếng khóc trẻ em trong vụ sạt lở và quyết tâm từ đáy lòng: “Bất kể thế nào cũng phải xây trường ngay!” - Ảnh 8.

“Tương lai của đất nước phụ thuộc vào trẻ em. Nếu mình có thể giải quyết những vấn đề của tụi nhỏ thì có thể hy vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn cho chính bản thân những người thụ hưởng và xã hội nói chung.”

Câu nói của bà Tú một lần nữa khẳng định hy vọng là tương lai. Tương lai chính là trẻ em. Vì vậy, với sứ mệnh phụng sự cộng đồng, chia sẻ thành công đến nhóm yếu thế trong xã hội, Quỹ Hy vọng xác định trẻ em là trọng tâm trong các hoạt động. Người Việt Nam hay nói làm từ thiện thì lẳng lặng mà làm nhưng Quỹ Hy vọng cho rằng chúng ta phải làm, phải nói, phải lan tỏa. Khát vọng của Quỹ là khát vọng cho một Việt Nam phát triển, nhân ái.

Những chương trình của “HOPE” mang đến với xã hội

“Ánh sáng học đường”: Cải thiện hạ tầng giáo dục thông qua xây mới lớp học, nhà bán trú, bếp ăn, nhà công vụ, nhà vệ sinh… đã xuống cấp,, mất an toàn; đồng thời sửa chữa, sơn mới với những công trình giáo dục lâu năm, không đảm bảo sức khỏe để học sinh, giáo viên yên tâm giảng dạy, học tập.

“Nâng bước em đến trường”: Cải thiện hạ tầng giao thông bằng việc kiên cố hóa các cầu tre, ván, gỗ… vừa đảm bảo an toàn cho học sinh tới trường, vừa rút ngắn khoảng cách đi lại cho người dân, đặc biệt là ôtô lưu thông dễ dàng với chiều ngang cầu tối thiểu 3,5 m.

“Mặt trời Hy vọng”: Kết hợp với chương trình Ông Mặt trời, hỗ trợ điều trị cho trẻ em ung thư, mắc bệnh hiểm nghèo; đồng thời tổ chức các hoạt động nâng dậy tinh thần cho các em.

“Máy tính tặng em”: Hỗ trợ thiết bị học tập trực tuyến cho hàng nghìn em nhỏ khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

“Trường Hy vọng”: Hỗ trợ trẻ mồ côi vì Covid-19 tại trường TH-THCS-THPT Hy Vọng (Đà Nẵng). Gần 300 em đã được đón về, sinh sống và học tập tại đây. Ngoài trang bị kiến thức văn hoá, tăng cường học tiếng Anh, các em được theo dõi sức khỏe cả về thể chất và tâm lý, rèn luyện thể thao và phát triển năng khiếu như võ thuật, mỹ thuật, âm nhạc…

Nữ giám đốc ám ảnh những đôi chân trần, tiếng khóc trẻ em trong vụ sạt lở và quyết tâm từ đáy lòng: “Bất kể thế nào cũng phải xây trường ngay!” - Ảnh 9.
Nữ giám đốc ám ảnh những đôi chân trần, tiếng khóc trẻ em trong vụ sạt lở và quyết tâm từ đáy lòng: “Bất kể thế nào cũng phải xây trường ngay!” - Ảnh 10.
Nữ giám đốc ám ảnh những đôi chân trần, tiếng khóc trẻ em trong vụ sạt lở và quyết tâm từ đáy lòng: “Bất kể thế nào cũng phải xây trường ngay!” - Ảnh 11.

Quỹ Hy vọng cho rằng chúng ta phải làm, phải nói, phải lan tỏa. Khát vọng của Quỹ là khát vọng cho một Việt Nam phát triển, nhân ái

Các chương trình hỗ trợ phát triển bền vững, tạo động lực xã hội của quỹ được thực hiện với mô hình hợp tác gồm nhiều bên: Quỹ Hy vọng, chính quyền địa phương, chuyên gia xây dựng, nhà tài trợ, đối tượng thụ hưởng… Các dự án huy động tối đa nguồn đối ứng từ cơ quan địa phương và đối tượng thụ hưởng nhằm tăng hiệu quả hỗ trợ và cam kết bảo quản, giữ gìn công trình lâu dài sau khi đưa vào sử dụng.

Cùng với đó, các cơ quan truyền thông sẽ luôn song hành trong các hoạt động dự án để lan tỏa, gây quỹ, đồng thời tăng tính minh bạch trong quá trình giải ngân.

Tính minh bạch được đặt lên hàng đầu

Tính đến cuối tháng 8/2023, Quỹ Hy Vọng đã nhận được 203 tỷ tiền ủng hộ. Nguồn tiền này được bắt đầu từ những con số rất nhỏ như 50.000 đồng, 100.000 đồng. Đây không chỉ là tài sản mà còn là niềm tin của rất nhiều cá nhân trong xã hội.

Với niềm tin tưởng ấy, Quỹ Hy Vọng luôn coi tính minh bạch là yếu tố quan tâm hàng đầu

Nữ giám đốc ám ảnh những đôi chân trần, tiếng khóc trẻ em trong vụ sạt lở và quyết tâm từ đáy lòng: “Bất kể thế nào cũng phải xây trường ngay!” - Ảnh 12.

Quỹ Hy Vọng luôn coi tính minh bạch là yếu tố quan tâm hàng đầu trong việc hoạt động của Quỹ

Theo bà Nguyễn Xuân Tú - Giám đốc Điều hành Quỹ Hy Vọng, Quỹ kiểm soát tính minh bạch trong dòng tiền đổ vào. Nếu những nhà hảo tâm đến để ủng hộ, sẽ phải cam kết với Quỹ nguồn tiền của mình là minh bạch và trong sạch.

Bên cạnh đó, tất cả khoản đóng góp cho Quỹ Hy Vọng đều được công khai trên website quyhyvong.com trong vòng 24 giờ. Tiếp đó, hàng năm Quỹ đều được định kỳ kiểm toán bởi công ty kiểm toán Deloitte. Trong báo cáo kiểm toán của Deloitte, sẽ thể hiện rõ nguồn vào, nguồn ra và cách Quỹ chi tiêu trong từng dự án một. Và, để đảm bảo tính minh bạch Quỹ Hy vọng không làm việc một mình. “Ví dụ, khi bắt đầu các dự án xây trường, chúng tôi luôn đi cùng người của Tổng công ty Tư vấn Xây dựng Việt Nam (VNCC). Sau đó VNCC sẽ lên thiết kế, dự trù kinh phí và giao tài liệu kỹ thuật về cho địa phương để địa phương làm chủ đầu tư và xây dựng dự án”.

Ngoài ra, Mỗi một dự án xây trường của Quỹ Hy vọng đều được giám sát bởi đội ngũ của VNCC. Các cán bộ kỹ thuật cũng sẽ cùng tham gia vào thẩm định cả dự toán lẫn thiết kế và nghiệm thu công trình. Họ sẽ là người đảm bảo rằng các dự toán đã được thẩm định hợp lý và không vượt trần.

Bà Tú cũng cho hay, với việc công khai minh bạch như vậy, Quỹ Hy Vọng cũng không chọn làm theo hình thức thực hiện xong rồi trao tay, mà giao cho địa phương làm chủ đầu tư. Theo đó, Quỹ sẽ phối hợp và đưa dự án đến tận tay UBND huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo, hoặc UBND xã…, nhằm tăng cường sự tham gia và trách nhiệm đối với dự án tại địa phương.

Với mỗi công trình, Quỹ chỉ tài trợ 80% chi phí, 20% còn lại sẽ do địa phương đối ứng. Sau khi công trình hoàn thành Quỹ chỉ thanh toán 95% giá trị. Sau 1 năm sử dụng Quỹ mới thanh toán phần còn lại, nhằm đảm bảo công trình được sử dụng và vận hành có trách nhiệm. 100% số tiền quyên góp đều được dành để thực hiện các dự án.

Chia sẻ về định hướng trong tương lai , bà Tú cho biết Quỹ sẽ Tiếp tục vào hướng đến trẻ em, đi dần vào giải quyết những vấn đề mang tính chất bền vững. Mong muốn dự án cân bằng cuộc sống đô thị với những vùng khác.

Giải thưởng Hành động vì cộng đồng - Human Act Prize là Giải thưởng thường niên tôn vinh các cá nhân, tổ chức có những đóng góp tích cực cho xã hội thông qua những dự án xã hội uy tín, tận tụy và bền vững.

Với sự đồng hành tích cực của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp như ngân hàng quân đội MBBank; công ty tài chính Home Credit…. trong quá trình truyền thông và tổ chức sự kiện; Human Act Prize sẽ tiếp sức tinh thần và những giá trị tri thức để mọi hoạt động cộng đồng tại Việt Nam được kiến tạo minh bạch, khoa học, hữu hiệu và nhân văn.

Nữ giám đốc ám ảnh những đôi chân trần, tiếng khóc trẻ em trong vụ sạt lở và quyết tâm từ đáy lòng: “Bất kể thế nào cũng phải xây trường ngay!” - Ảnh 14.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại