Nóng lên toàn cầu đang giết chết sự sống của hệ thống san hô lớn nhất thế giới

Cẩm Mai |

Trong mấy thập kỷ qua, dải san hô Great Barrier bị hủy hoại không ngừng. Các nhà khoa học cảnh báo, các dải san hô khác trên toàn thế giới cũng không nằm ngoài "kịch bản" này.

Dải san hô Great Berrier trải dài 2.600km ngoài khơi bờ biển Australia từng là một trong những vùng sinh quyển đại dương đa dạng nhất thế giới.

Do biến đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu mà hệ thống rạn san hô lớn nhất thế giới Great Barrier đang chết dần. Trong vòng 3 thập kỷ qua, một nửa dải san hô Great Barrier đã biến mất. 

Hiện tượng axit hóa đại dương cũng khiến cho san hô bị tẩy trắng hàng loạt. Khi san hô chuyển màu trắng, chúng bị yếu đi và dễ chết hơn.

Nóng lên toàn cầu đang giết chết sự sống của hệ thống san hô lớn nhất thế giới - Ảnh 1.

San hô dưới biển.

Dải san hô Thái Bình Dương và biển Caribbe cũng đang bị tẩy trắng. Cuộc thám hiểm mới đây cho thấy, tình trạng dải san hô bị hư hại đã lan đến quần đảo Chagos – bao gồm 60 đảo nhỏ trên biển Ấn Độ Dương.

Giáo sư John Turner thuộc trường ĐH Bangor, xứ Wales (Anh) dẫn đầu đoàn thám hiểm đến quần đảo Chagos, khẳng định rằng: "Chúng tôi đã thấy san hô chết trong vùng nước cạn, chỉ sâu từ 15 đến 20m."

Có lẽ dải san hô này bị hủy hoại trong giai đoạn năm 2015 – 2016 do biến đổi khí hậu, và ảnh hưởng của El Nino trong năm 2015.

Các nhà khoa học khẳng định, các dải san hô trên toàn thế giới đều trong tình trạng chết dần, nhưng chưa tồi tệ như với dải san hô quần đảo Chagos và Great Barrier.

Những dải san hô chết đi làm những vạt đáy biển cũng bị hủy hoại theo. San hô bị chết do những tác động môi trường, như nhiệt độ cao làm cho san hô loại bỏ loài tảo nhỏ xíu sống bên trong làm cho chúng có màu sắc bắt mắt.

Nếu điều kiện thuận lợi thì tảo sẽ hồi sinh và san hô vẫn tồn tại. Nhưng biến đổi khí hậu làm san hô yếu đi và chết dần.

Nếu điều kiện bất lợi kéo dài thì san hô chết tràn lan. Trước khi dải san hô ở quần đảo Chagos chết, ảnh hưởng của El Nini năm 1997 và 1998 đã gây thiệt hại không nhỏ. Đến năm 2012, dải san hô này mới phục hồi.

Nóng lên toàn cầu đang giết chết sự sống của hệ thống san hô lớn nhất thế giới - Ảnh 2.

San hô dưới biển Chagos.

San hô bao bọc khu vực Chagos trong năm 1997 – 1998, hiện nay đã chết gần hết, làm gióng lên tiếng chuông cảnh tình cho tương lai quần đảo Chagos, nhất là trong tình trạng nước biển dâng cao toàn cầu.

Quần đảo Chagos, bao gồm cả những đảo san hô vòng. Một trong những đảo san hô đó là Great Chagos Bank – đảo san hô lớn nhất thế giới nằm giữa Ấn Độ Dương.

Great Chagos Bank nằm giữa đường bờ biển Đông Phi và Singapore dài 480km nằm phía nam quốc đảo Maldives.

Khu vực quanh quần đảo Chagos vẫn là vùng biển lớn nhất thế giới được bảo vệ nên giáo sư John Turner đã hy vọng dải san hô nơi đây còn nguyên vẹn. Quần đảo này gần như không bị ảnh hưởng của con người, không bị ô nhiễm tiếng ồn nên dải san hô bị hư hại chỉ do tác động tự nhiên.

Giáo sư John Turner cho rằng, đại dương ấm lên là nguyên nhân chính làm dải san hô chết dần.Đoàn thám hiểm đã thấy 90% san hô chết trong quần đảo Chagos là ở vùng nước nông, chỉ sâu có 15,2m. Hầu như san hô ở vùng nước sâu hơn vẫn sống mặc dù cũng có dấu hiệu san hô bị hủy hoại.

Tuy nhiên, giáo sư John Turner vẫn tỏ ra lạc quan, tin rằng dải san hô sẽ hồi sinh trở lại vì ông đã thấy san hô mới sinh sôi. San hô mới mọc lên sẽ phát triển, thay thế cho san hô đã chết.

Vì quần đảo Chagos ở nơi xa xôi, không bị tác động của con người nên vẫn có hy vọng dải san hô hồi sinh, không như dải san hô Great Barrier ở Australia.

Về lâu dài, biến đổi khí hậu làm nước biển nóng lên thường xuyên hơn nên san hô trên hành tinh vẫn tiếp tục mất đi sẽ không có thời gian để phục hồi.

Dịch từ: Washington Post

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại