Nông dân TQ "đổ xô" sang vùng Viễn Đông Nga: Dân bản địa khó chịu nhưng khó cạnh tranh vì hay say xỉn, thiếu kỉ luật?

Hồng Anh |

Một điều bất ngờ là những lao động người Trung Quốc ở vùng Viễn Đông Nga thường được đánh giá tốt hơn so với những người lao động bản địa.

Bao bọc nông trường ở Maksimovka, vùng viễn Đông Nga, là lớp hàng rào kim loại cao hơn đầu người. Những người Trung Quốc nhập cư làm việc trong nông trường này chỉ ra ngoài mỗi khi cần đi mua sắm.

Tọa lạc ở trung tâm ngôi làng này là một tòa nhã cũ đã bị bỏ hoang, nơi những cánh cửa không khóa và trên sàn nhà là những giấy tờ từ thập niên 80-90 nằm rải rác.

Tại địa điểm này, có thể tìm thấy những manh mối về sự suy tàn của một nông trường lớn từng cung cấp việc làm cho khoảng 400 người dân Nga, nhưng đã không thể trụ lại tới ngày hôm nay.

Nông dân TQ đổ xô sang vùng Viễn Đông Nga: Dân bản địa khó chịu nhưng khó cạnh tranh vì hay say xỉn, thiếu kỉ luật? - Ảnh 1.

Những người Trung Quốc nhập cư đang cố đưa thêm nhiều đồng hương sang Nga. Ảnh: BBC

Giống như rất nhiều cơ sở hoạt động theo mô hình hợp tác xã ở vùng nông thôn Nga, nông trường Mayak đã ngừng hoạt động sau khi Liên Xô sụp đổ.

Đó là khi những người lao động Trung Quốc bắt đầu xuất hiện tại 5 khu vực giáp ranh biên giới hai nước, và người Nga không phải lúc nào cũng vui vẻ đón nhận những "người láng giềng".

Trả lời phóng viên BBC, một người Trung Quốc có tên Chom Vampen cho biết: "Làm việc ở Nga cũng giống như ở Trung Quốc thôi. Bạn cũng thức dậy vào buổi sáng, sau đó đi làm".

Nông dân TQ đổ xô sang vùng Viễn Đông Nga: Dân bản địa khó chịu nhưng khó cạnh tranh vì hay say xỉn, thiếu kỉ luật? - Ảnh 2.

Nông trường Mayak cũ chỉ còn lại một khu nhà bỏ hoang và một tượng đài về những người thiệt mạng trong Thế chiến II. Ảnh: BBC

Vampen là một trong số hàng ngàn người Trung Quốc đã chuyển tới vùng đất rộng lớn nhưng neo người này của Nga từ đầu thập niên 1990.

Phần lớn những người Trung Quốc nhập cư vào Nga vào thời điểm đó thường kiếm việc tại các trang trại do người Nga hoặc người Trung Quốc sở hữu, hoặc họ cũng có thể thuê đất của người Nga để canh tác, trồng trọt.

Khi mối quan hệ của Nga với phương Tây không còn tốt đẹp, Tổng thống Vladimir Putin đã hoan nghênh việc ngày càng có nhiều người Trung Quốc xuất hiện tại khu vực này.

Ông Yevgeny Fokin, Chủ tịch của nông trường Mayak, đã cho các doanh nhân Trung Quốc thuê hàng ngàn hecta đất - họ tới đây vì các trang trại rộng lớn và giá thuê đất cũng không quá đắt đỏ.

"Chúng tôi đã chia cổ phần cho Fokin vì nghĩ rằng nếu đất thuộc về hợp tác xã thì sẽ tốt hơn. Nhưng anh ta đã giao hết cho người Trung Quốc rồi bỏ đi, và chúng tôi đã mất tất cả", Tatyana Ivanovna, một người dân địa phương ở làng Maksimovka, cho biết.

"Sao lại thế được," ông Fokin nói. "Chuyện đó chẳng có gì bất thường cả."

Nông dân TQ đổ xô sang vùng Viễn Đông Nga: Dân bản địa khó chịu nhưng khó cạnh tranh vì hay say xỉn, thiếu kỉ luật? - Ảnh 4.

Các công ty Trung Quốc ở vùng Amur, Viễn Đông Nga. Nguồn: BBC

Các công ty Trung Quốc xuất hiện lần đầu ở vùng Viễn Đông Nga vào đầu thập niên 2000, nhưng từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, Bắc Kinh mới thực sự quan tâm nhiều hơn tới khu vực này.

"Đã có sự hoảng loạn. [Người Trung Quốc] đã cân nhắc xem nên đầu tư vào đâu", chủ một trang trại do Trung Quốc sở hữu nói với BBC.

Theo sau dòng vốn đầu tư của Trung Quốc chính là một dòng người di cư từ Trung Quốc sang Nga.

"Chúng tôi chỉ có ít đất đai nhưng lại có quá nhiều người," một nông dân Trung Quốc nói.

Nông dân TQ đổ xô sang vùng Viễn Đông Nga: Dân bản địa khó chịu nhưng khó cạnh tranh vì hay say xỉn, thiếu kỉ luật? - Ảnh 5.

Hiện diện của Trung Quốc ở vùng Viễn Đông Nga. Nguồn: BBC

Dựa trên các dữ liệu về đăng ký đất đai của nhà nước đã được công bố, BBC ước tính người Trung Quốc sở hữu hoặc cho thuê ít nhất 350.000ha (3.500km2) đất ở vùng Viễn Đông Nga. Năm 2018, có khoảng 2,2 triệu ha đất của Nga trong khu vực này được sử dụng cho mục đích nông nghiệp.

Tuy nhiên, theo BBC, tỷ lệ thực tế có thể cao hơn thế.

Nông dân TQ đổ xô sang vùng Viễn Đông Nga: Dân bản địa khó chịu nhưng khó cạnh tranh vì hay say xỉn, thiếu kỉ luật? - Ảnh 6.

So sánh diện tích đất do người Trung Quốc canh tác (màu đỏ) trong tổng diện tích đất được canh tác ở vùng Viễn Đông Nga. Nguồn: BBC.

Nông dân TQ đổ xô sang vùng Viễn Đông Nga: Dân bản địa khó chịu nhưng khó cạnh tranh vì hay say xỉn, thiếu kỉ luật? - Ảnh 7.

Theo nghiên cứu của BBC, số lương người Trung Quốc nhập cư vào vùng Viễn Đông Nga chiếm đến 40% tổng số người sinh sống tại khu vực này, và nơi tập trung đông người Trung Quốc nhất là ở khu tự trị Birobidzhan của người Do Thái.

Thống đốc khu tự trị Birobidzhan Alexander Levintal cho biết, có nhiều trường hợp người Nga đứng ra cho thuê đất nhưng trong thực tế số đất này lại do người Trung Quốc quản lý.

"Hầu như tất cả đất đai thuộc các hợp tác xã đã được bàn giao cho người Trung Quốc", ông Alexander Larik, người đứng đầu hiệp hội nông dân của khu tự trị Do Thái, nói với BBC.

Quan hệ giữa người Trung Quốc và người bản địa thường không hòa hợp?

Hầu hết các trang trại được do người nhập cư Trung Quốc điều hành rất giống với các "pháo đài". Ví dụ, nông trại Hữu nghị tọa lạc tại Babstovo, một địa điểm cách biên giới Trung Quốc khoảng nửa giờ lái xe, được bao quanh bởi một hàng rào cao và một lá cờ đỏ.

Nông dân TQ đổ xô sang vùng Viễn Đông Nga: Dân bản địa khó chịu nhưng khó cạnh tranh vì hay say xỉn, thiếu kỉ luật? - Ảnh 8.

Người Trung Quốc tới khu vực này lao động thường là theo thời vụ, chỉ một số rất ít người quyết định ở lại Nga định cư. Ảnh: BBC

Thế nhưng ở làng Opitnoye Polye, nơi Xin Jie tuyển cả người Nga và Trung Quốc vào làm việc, thì không khí không giống như vậy.

Giống như nhiều người Trung Quốc ở đây, Xin Jie đã đổi sang tên tiếng Nga, và hiện ông được mọi người gọi là Dima người Trung Quốc.

Dima chuyển tới Nga trong thập niên 90, và đã thuê hơn 2.500ha đất để lập ra một đồn điền đậu tương. Ông đã tích cực đóng góp cho cộng đồng, mua quà cho các trẻ em mẫu giáo và thậm chí còn đưa máy kéo của mình đi dọn tuyết tại những ngôi làng hẻo lánh vào mùa đông.

Cũng như Dima, một số người khác cũng đã hòa nhập khá tốt.

Nông dân TQ đổ xô sang vùng Viễn Đông Nga: Dân bản địa khó chịu nhưng khó cạnh tranh vì hay say xỉn, thiếu kỉ luật? - Ảnh 9.

Tuy nhiên, xung đột giữa người Nga và người Trung Quốc không phải là chuyện hiếm. Năm 2015, ba người Nga đã vào một nhà máy Trung Quốc ở vùng Viễn Đông Amur và dùng gậy đe dọa một bảo vệ người Trung Quốc để đòi anh ta cung cấp thức ăn.

Vài ngày sau, khi 3 người Nga này quay lại ăn cắp một động cơ máy kéo, nhóm người này đã gặp lại người bảo vệ hôm trước, nhưng lần này, anh ta lại thủ sẵn một chiếc rìu.

Kết cục là nhóm người Nga đã bị kết án tù từ 5-9 năm.

Hầu hết người Trung Quốc vượt biên để lao động theo thời vụ, hoặc là gieo trồng, hoặc là thu hoạch, sau đó họ lại trở về nhà.

Thế nhưng nhiều người Nga lại bất mãn trước dòng người di cư Trung Quốc. Theo một cuộc thăm dò được Viện Hàn lâm Khoa học Nga tiến hành năm 2017, hơn một phần ba số người được hỏi cho rằng Trung Quốc đang bành trướng sang Nga.

Trong khi đó, có gần một nửa số người tham gia cuộc thăm dò nghĩ rằng Trung Quốc đe dọa toàn vẹn lãnh thổ của Nga, và một phần ba tin rằng việc người Trung Quốc ồ ạt sang Nga tìm kiếm cơ hội tại các nông trường đe dọa sự phát triển kinh tế của Nga.

Gần một nửa nói rằng Trung Quốc đe dọa toàn vẹn lãnh thổ của Nga, trong khi một phần ba tin rằng nó gây nguy hiểm cho sự phát triển kinh tế của đất nước họ.

Nông dân TQ đổ xô sang vùng Viễn Đông Nga: Dân bản địa khó chịu nhưng khó cạnh tranh vì hay say xỉn, thiếu kỉ luật? - Ảnh 10.

Một người Trung Quốc tại nông trường ở Dimitrovo. Ảnh: BBC

"Họ luôn rời đi lúc 7 giờ sáng và trở về sau khi trời tối. Tôi không chạm mặt họ, và họ cũng chẳng chạm mặt tôi", một người tên Ivanovich nói về những người hàng xóm Trung Quốc của ông ở làng Dimitrovo.

Nhưng cũng có một số trường hợp nảy sinh tình bạn giữa người địa phương và người Trung Quốc nhập cư.

"Họ mang bia tới và chúng tôi cùng uống. Đổi lại, tôi cho họ trứng và mật ong", người có tên Alexander nói với BBC.

Người Nga phải chật vật cạnh tranh khi người Trung Quốc xuất hiện ngày càng nhiều?

Một điều bất ngờ là những lao động người Trung Quốc ở vùng Viễn Đông Nga thường được đánh giá tốt hơn so với người lao động Nga.

"Người Trung Quốc không say xỉn, và họ cũng chẳng có nơi nào khác để chạy tới; họ chỉ đến đây lao động theo thời vụ. Còn người Nga thì mới đến làm việc trong một tuần đã đòi lĩnh tiền công, và sau đó họ sẽ đi chè chén say sưa", một chủ nông trường người Nga phàn nàn.

Ông Larik, người đứng đầu hiệp hội nông dân của khu tự trị Do Thái, cho biết các chủ nông trường người Trung Quốc thường thích thuê đồng hương của họ và sẽ giao cho người Nga những công việc không đòi hỏi tay nghề cao.

Một nông dân Trung Quốc cũng đã phàn nàn về thói quen uống rượu của người Nga: "Người Nga nào cũng uống rượu.

Một nông dân Trung Quốc đã yêu cầu giấu tên phàn nàn về thói quen uống rượu của nhân viên Nga. "Ngày hôm nay bạn trả tiền cho họ, ngày mai họ không xuất hiện nữa. Họ có vấn đề về kỷ luật", người này nói.

Nông dân TQ đổ xô sang vùng Viễn Đông Nga: Dân bản địa khó chịu nhưng khó cạnh tranh vì hay say xỉn, thiếu kỉ luật? - Ảnh 12.

Cư dân ở Maksimovka phàn nàn rằng những người trẻ tuổi thường thích tìm đến các thành phố, bỏ những người đã nghỉ hưu ở lại. Ảnh: BBC

Ngoài ra, luật bảo vệ người lao động của Nga cũng không tốt, đặc biệt là trong ngành nông nghiệp. Những người lao động trong ngành này thường chỉ nhận được mức lương thấp.

Tuy nhiên, không phải ai cũng đánh giá thấp người dân địa phương. Chom Vampen, một lao động người Trung Quốc, nói với BBC: "Sự khác biệt giữa người lao động Nga và Trung Quốc là gì? Đó là người lao động Nga thông minh hơn người Trung Quốc".

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại