Nỗi lòng thợ chụp ảnh cưới: ước gì các cặp đôi hiểu những điều này

Đạt Lê |

Những điều mà các đôi sắp cưới cần biết ngay và luôn! Ví dụ như vì sao bộ ảnh cưới lại đắt như thế?

Thợ chụp ảnh cưới là người đặc biệt quan trọng khi đem đến những bức hình long lanh nhất cho các cặp đôi.

Họ là người "canh me" rất kĩ để không bỏ sót bất kì cử chỉ thân mật, ánh mắt, nụ cười nào của cô dâu chú rể hay tim góc chụp để nhân vật của mình đẹp nhất. Nhưng bạn đã biết bí mật nào đằng sau những tiếng "tách tách" ấy chưa? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

1. Nhiếp ảnh gia muốn bạn hỏi về kinh nghiệm của họ

Đừng ngại đặt câu hỏi về buổi chụp ảnh như: "Nếu bãi cỏ quá ẩm ướt thì sao?", "Nếu trời âm u thì sao?". Chỉ cần bạn thực lòng muốn biết và... hỏi vừa đủ, nhiếp ảnh gia sẽ trả lời tất.

Họ còn xem đó là dịp thể hiện kinh nghiệm bản thân, chứng tỏ sự chuyên nghiệp chứ không phải là một phó nháy lơ mơ. Vì thực ra, có rất nhiều người chụp ảnh cưới không chuyên, mà chất lượng thì "tùy tâm" lắm.

2. Câu hỏi quan trọng là về style (phong cách)

Cặp đôi nào cũng hỏi han về giá và "trình" của nhiếp ảnh gia. Nhưng họ còn muốn bạn hỏi về style (phong cách chụp) nữa kìa.

Anh Jason Brown, chủ tiệm ảnh cưới J.Brown ở Chicago, cho biết: "Không nhiều khách hàng tiến tới bước tìm hiểu style, mà đôi khi "gu" của người chụp và cặp đôi khó dung hòa, dẫn đến ảnh cưới không ưng ý".

3. Nhưng đừng "đả động" đến câu hỏi nhạy cảm này

Một trong những câu hỏi nhiếp ảnh gia ghét nhất là "Anh/chị chụp cho em kiểu y chang vầy được không?".

Thực ra, nhiếp ảnh gia chân chính thì không ai muốn copy của người khác, thậm chí không muốn chạy theo xu hướng cho lắm. Họ muốn sáng tạo cho phù hợp với tính cách mỗi cặp đôi.

4. Vì sao ảnh cưới đắt thế?

Ở Mỹ, bộ ảnh cưới tốn vài nghìn đô la chỉ cho vài ba buổi chụp. Ở mình, ảnh cưới thông thường cũng từ vài triệu đến vài chục triệu.

Có 2 nguyên do để tính giá như thế. Thứ nhất, nhiếp ảnh gia dành rất nhiều thời gian trước và sau lễ cưới chứ có phải mấy tiếng chụp hình ngắn ngủi đâu.

Chẳng hạn như điện thoại, email hỏi han không biết bao nhiêu lần này. Và công đoạn chỉnh ảnh hậu kì cũng tốn nhiều thời gian hơn bạn tưởng. Thứ hai, đó là các máy móc, thiết bị chụp cũng rất tốn kém và phải nâng cấp ít nhất sau 1-2 năm.

Nỗi lòng thợ chụp ảnh cưới: ước gì các cặp đôi hiểu những điều này - Ảnh 1.

Nếu còn thắc mắc về giá cả, cứ hỏi studio một cách lịch sự nhé. Nếu là người chụp chuyên nghiệp, họ sẽ giải thích tường tận và thế là hai bên không còn phải lăn tăn gì nữa.

Một lí do phụ - chụp ảnh cưới là công việc toàn thời gian khá vất vả đấy. Khi không chụp ảnh, họ sẽ phải sửa ảnh, gặp khách hàng, chuyển hàng, sáng tạo kiểu ảnh mới và quảng bá cho cá nhân/studio của mình. Nên tất nhiên, họ muốn được trả công xứng đáng mà, phải không?

5. Buổi chụp hình trong ngày cưới: đáng yêu hoặc... đáng sợ

Buổi chụp hình cưới chỉ là 1 ngày làm việc của nhiếp ảnh gia, nhưng lại là ngày quan trọng bậc nhất của cặp đôi. Mọi thứ đều đòi hỏi sự tập trung cao độ.

Nỗi lòng thợ chụp ảnh cưới: ước gì các cặp đôi hiểu những điều này - Ảnh 2.

Ngược lại, cũng chính trong 8-12 tiếng đó, cặp đôi sẽ quyết định không chỉ trải nghiệm của họ mà còn của nhiếp ảnh gia. Họ có thể rất vui tính hoặc rất... đáng sợ (căng thẳng và cáu gắt chẳng hạn).

6. Bí quyết có ảnh đẹp trong ngày cưới: hãy thư giãn và tận hưởng

Tiệc cưới nhiều khi khiến cặp đôi rất căng thẳng và thợ chụp ảnh không muốn điều đó. Nhiếp ảnh gia Gina Christine chia sẻ:

"Tôi thấy nhẹ nhõm khi thấy cặp đôi nhìn nhau và thư giãn trước khi bước vào sảnh đường. Nhất định là họ sẽ tận hưởng tiệc hôm đó, và việc bắt lấy khoảnh khắc đẹp lại dễ dàng hơn".

Nỗi lòng thợ chụp ảnh cưới: ước gì các cặp đôi hiểu những điều này - Ảnh 3.

Nhưng đôi khi, cô dâu hoặc chú rể không đồng điệu lắm với người kia, hoặc họ lo lắng quá mức về những thứ xung quanh. Điều này khiến nhiếp ảnh gia rất khó ghi lại "phản ứng hóa học" giữa cặp đôi.

7. Nhiếp ảnh gia cũng rất thích chụp ở photo booth

Photo booth (một góc trang trí rất được các bạn trẻ yêu thích vì nó là điểm nhấn trong đám cưới, giúp tạo niềm vui cho gia đình và khách mời) nên được đặt phía trước sảnh, nơi đặt ảnh cưới và tên của cô dâu chú rể.

Mặc dù ánh sáng có thể không tốt, ảnh không hoàn hảo, nhưng lúc nào chụp ở photo booth cũng có nhiều khoảnh khắc vui và lạ nhất. Nhiếp ảnh gia muốn thấy bạn bè của cô dâu chú rể sẽ bày trò "sáng tạo" gì đây mà!

Nỗi lòng thợ chụp ảnh cưới: ước gì các cặp đôi hiểu những điều này - Ảnh 4.

Ngược lại, chụp ảnh tại các bàn tiệc thực sự... mệt! Âm thanh náo nhiệt, bàn ghế sát nhau, lại còn phải liên tục cắt ngang cặp đôi để chỉnh lại tư thế cho họ nữa.

8. Nhiếp ảnh gia tha thiết muốn bạn... nhìn về ống kính của họ

Ngày nay, mọi người đều có smartphone. Và nó gây phân tán sự chú ý của cô dâu chú rể kinh khủng.

Nỗi lòng thợ chụp ảnh cưới: ước gì các cặp đôi hiểu những điều này - Ảnh 5.

Trong khi đó, nếu nhiếp ảnh gia không bắt được góc chụp mong muốn của cặp đôi, họ đã thất bại. Vì vậy hãy hợp tác hơn bằng cách nhìn về ống kính của nhiếp ảnh gia chứ không phải chiếc smartphone nào khác nhé!

9. Chỉnh ảnh của buổi tiệc cưới thì dễ thôi, chỉ là...

Chỉ là mong rằng cô Ba đừng bắt chỉnh "gầy hơn", chú Tư đừng bắt "kéo chân", chị Năm đừng muốn "trẻ hơn"... là được.

Nỗi lòng thợ chụp ảnh cưới: ước gì các cặp đôi hiểu những điều này - Ảnh 6.

Dĩ nhiên studio ảnh cưới có thể làm được mấy điều đó, nhưng không phải với TẤT CẢ mọi tấm hình! Nó sẽ tốn cả khối thời gian, lại còn mắt mỏi, tay đau chứ chẳng đùa.

10. Ừm, nếu bạn hỏi thì thợ chụp hình cưới không giàu có mấy đâu

Vì chỉ trong mùa cưới thì mới đông khách thôi. Ví dụ như các studio ảnh cưới ở Mỹ thường vắng khách từ tháng 10 đến tháng 4. Thế là hầu như mọi thợ chụp ảnh cưới đều làm rất "trâu" vào mùa cưới để bù lại.

Còn trong thời gian ít khách, họ có thể chụp những loại ảnh khác như thiệp lễ hội, tiệc sinh nhật... Dù sao, đối với người chụp ảnh cưới chuyên nghiệp thì đó không phải là nguồn thu nhập chính.

11. Chụp ảnh cưới sử dụng rất nhiều kĩ thuật

Đó là sự kết hợp của chụp sản phẩm, chụp ảnh tài liệu và chụp thời trang - trong cùng 1 sự kiện.

Nỗi lòng thợ chụp ảnh cưới: ước gì các cặp đôi hiểu những điều này - Ảnh 8.

Thợ chụp ảnh cưới còn phải có kiến thức về chụp phong cảnh, chân dung và toàn cảnh. Những điều này dù cho có năng khiếu, cũng đòi hỏi phải học tập và va chạm thực tế nhiều. Bởi mới nói chụp ảnh cưới là nghề chuyên nghiệp, mà không phải ai mới vào nghề cũng làm tốt được.

Nguồn: Mentalfloss

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại