Nội bộ lục đục, các "lão làng" cự tuyệt Trump

Lê Thu |

Cuộc đấu đá, tranh giành quyền lực trong phe phái của Tổng thống đắc cử Donald Trump đã diễn ra, và trở nên rõ ràng hơn.

Thách thức này càng gian nan hơn cho Trump, khi mà có quá nhiều nhân vật ‘lão làng’ hoặc bậc ‘cây đa cây đề’ đều thẳng thắn cự tuyệt Trump.

Không chỉ đổi giọng với một loạt tuyên bố ngược với lúc tranh cử, công tác nhân sự trong đội ngũ của Trump có hàng loạt sự xáo trộn, với nhiều dấu hiệu bất đồng.

Trước tiên là việc thay thế người đứng đầu nhóm thực hiện tiến trình lựa chọn nhân sự cho nội các. Vị trí này ban đầu thuộc về Thống đốc bang New Jersey Chris Christie.

Đây là nhân vật đáng ra là rất sáng giá để nắm chức Chánh văn phòng Nội các, và cả vị trí Tổng Chưởng lý trong nội các của Trump.

Tuy nhiên, trong một động thái bất ngờ, Trump đã hạ Christie xuống cấp phó nhóm chuyển giao quyền lực.

Một động thái hiếm có hơn nữa là Trump cử Phó Tổng thống đắc cử Mike Pence đứng đầu nhóm nhân sự chọn nội các, thay cho Christie.

Trước Trump, trong lịch sử chỉ có Jimmy Carter từng bổ nhiệm Phó Tổng thống đắc cử đảm nhiệm vai trò này.

Politico lấy ý kiến của giới quan sát, cho rằng đây có thể là kết quả của một cuộc đối đầu trong nhóm của Trump.

Về việc bổ nhiệm Mike Pence, người phát ngôn của Trump là Jason Miller nói rằng Tổng thống đắc cử không qua tâm tới ‘các chia rẽ nội bộ’, nhưng cách nói đó cũng khiến người ta hiểu rằng chia rẽ là có thật.

Với một người không hề có kinh nghiệm chính trị như Donald Trump, việc bổ nhiệm tới 4000 vị trí, trong đó có những nhân sự cấp cao trong chính quyền là một thách thức rất lớn.

Thách thức này càng gian nan hơn cho Trump, khi mà có quá nhiều nhân vật ‘lão làng’ hoặc bậc ‘cây đa cây đề’ đều thẳng thắn cự tuyệt Trump.

Và nay, dù Trump không để tâm tới các chia rẽ nội bộ thì đây vẫn mặc nhiên là thách thức ông buộc phải giải quyết, bởi xung đột trong nhóm dường như đã rất khốc liệt.

Xung đột ban đầu xuất phát từ nhóm trung thành của Trump như Corey Lewandowsky, với nhóm trong đảng Cộng hoà như Reince Priebus (chủ tịch Uỷ ban Toàn quôc của Đảng Cộng hoà – RNC).

Reince Priebus là Chủ tịch RNC từ năm 2011. CNN đánh giá ông này là ứng cử viên hàng đầu cho vị trí Chánh văn phòng nội các, Cố vấn cấp cao trong chính quyền Trump tương lai.

Corey Lewandowsky thì khó chịu với việc này vì cho rằng chính Priebus là người đã mỉa mai Trump ngay từ khi ông tranh cử.

Mâu thuẫn kế tiếp có thể kể đến là sự hậm hực giữa nhóm thân tín của Trump ở Washington với ở New York.

Tuy nhiên, tâm điểm mâu thuẫn sẽ ngày càng lộ rõ ở việc Trump cử mấy người con vào nhóm chuyển giao quyền lực này, đặc biệt là người con rể ‘tuổi trẻ tài cao’ Jared Kursher.

Trong lúc tranh cử, Trump nói rằng các con ông sẽ không vào Nhà Trắng, mà lo việc kinh doanh của gia đình. Nay, ông đã thay đổi ý định, khi đưa các con trai, gái, con rể vào bộ máy bố trí nhân sự cho chính quyền.

Một chi tiết đáng chú ý, thân tín của Trump là Christie đã từng khởi tố ông thông gia Charles Kurshner – cha của Jared Kurshner. Vì vậy giữa Christie và Jared Kurshner luôn có hiềm khích.

Kurshner, chồng của Ivanka Trump, vốn là một doanh nhân trẻ tuổi, thành đạt, có tham vọng chính trị, lại rất được lòng Trump. Cậu sở hữu tờ New York Observer mà mới đây đã dừng việc phát hành bản in.

Động thái này được nhiều người cho rằng Kurshner đang dọn đường vào Nhà Trắng cùng bố vợ, sau một thời gian miệt mài hậu thuẫn chiến dịch truyền thông cho ông.

Những cuộc đấu đá như vậy sẽ vẫn còn tiếp tục cho tới 70 ngày nữa, khi mà Donald Trump chính thức trở thành ông chủ Nhà Trắng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại