Nhậm Chính Phi, người sáng lập kiêm CEO của tập đoàn công nghệ Huawei vốn không thích xuất hiện trên các phương tiện truyền thông. Thế nhưng cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ đã đẩy công ty của ông vào giữa vòng xoáy, đồng thời đẩy cả Nhậm Chính Phí vào tầm ngắm của tất cả mọi người. Nhiều người thậm chí nghĩ rằng tại Huawei, người đàn ông này có uy quyền to lớn tựa như Chúa trời, được tất cả nhân viên lớn bé ngưỡng mộ thần tượng.
Nhưng... không. Thực tế hoàn toàn ngược lại. Nhậm Chính Phi thường xuyên bị công ty trừng phạt và không ít lần phải nhận chỉ trích từ các nhân viên.
Trong những năm đầu khởi nghiệp, Huawei từng sửa chữa một tòa nhà nhỏ nhưng nó đã nhanh chóng bj sụp đổ. Ngay sau đó, Huawei đã đăng một thông báo nội bộ rằng công ty đã mất một 1.000 USD do kế hoạch xây dựng này và người phải chịu phạt là Nhậm Chính Phi.
Có một lần, Nhậm Chính Phi đi Nhật Bản công tác. Ông đã liệt kê phí giặt ủi cá nhân ở khách sạn vào cùng với các chi phí công tác khác. Bộ phận kế toán đã phát hiện ra, sau đó thông báo bằng một văn bản phê bình gửi tới toàn thể cán bộ nhân viên.
Vào ngày 17/1/2018, Huawei đã ban hành thông tư về Trách nhiệm đối với các nhà lãnh đạo, quản lý. Trong đó, báo cáo viết: "Trong những năm gần đây, một số đơn vị kinh doanh đã gặp phải sự cố về chất lượng hoạt động và gian lận kinh doanh, cùng các vấn đề quản lý Sau khi thảo luận, Ủy ban thường trực của Hội đồng quản trị đưa ra quyết định: Trách nhiệm chính thuộc về đội ngũ quản lý của công ty. Do đó, với tư cách là CEO, ông Nhậm Chính Phi đã bị phạt 1 triệu nhân dân tệ (khoảng 3,2 tỷ đồng)
10 tội lớn của Nhậm Chính Phi
Tháng 3/2018, một tổ chức trong bộ máy quản trị của Huawei đã công bố bảng danh sách liệt kê 10 tội lỗi của CEO. Ban đầu, nó được lưu truyền trong tầng lớp nhân sự cấp cao, nhưng sau đó thậm chí đã được xuất bản dưới dạng email chung cho mọi người.
Mười tội được liệt kê là:
1. Triết lý quản trị nhân sự của Nhậm Chính Phi là một sự đổi mới tầm cỡ thế giới, nhưng đôi khi đòi hỏi quá sâu và quá cấp bách, việc triển khai hệ thống nhân sự quá máy móc, cứng nhắc, sức mạnh chuyên nghiệp chưa được phát huy.
2. Đừng phủ nhận sớm những điều mới mẻ, hãy giữ suy nghĩ cởi mở về những điều mới, hãy để cho những viên đạn bay ra cùng một lúc.
3. Các cơ chế phân phối giá trị như tiền lương, trợ cấp, tiền thưởng và các ưu đãi dài hạn cần được sắp xếp và xem xét lại một cách có hệ thống.
4. Cần cân đối lại các thang màu sắc trong quy trình quản lý, nên thỏa hiệp nhiều hơn trách phạt (liên quan tới các quy định riêng của Huawei)
5. Quản lý cán bộ cần theo đuổi sự cân bằng giữa rủi ro và hiệu quả.
6. Nhấn mạnh vai trò của các chuyên gia và củng cố giá trị của các chuyên gia.
7. Xem xét lại vấn đề về phạm vi nhiệm vụ áp dụng cho người có kinh nghiệm làm việc ở nước ngoài.
8. Không thể dựa trên nội dung báo cáo tốt hay xấu để phủ nhận người viết báo cáo hoặc nhân viên báo cáo.
9. Nhiều ý tưởng quản lý và yêu cầu quản lý của tổng giám đốc chỉ áp dụng cho hoạt động kinh doanh của một lĩnh vực và không thể áp dụng cho các lĩnh vực khác.
10. Đội dự bị chiến lược ban đầu được xây dựng theo kỳ vọng là "lực lượng Trung ương", nhưng do các vấn đề thực thi và hoạt động thực tế, kết quả không được thành công.
Phong trào "Phê và tự phê" của Huawei
Nhậm Chính Phi từng bị phạt tiền vì quản lý yếu kém.
Ở Trung Quốc, phê bình và tự phê bình là nội dung cốt lõi của tư tưởng Mao Trạch Đông, nhấn mạnh nguyên tắc trừng phạt đánh giá và sửa chữa lỗi lầm bản thân trước rồi mới tới giúp đỡ người khác trong tập thể. Những người lãnh đạo được khuyến khích thực hiện hành động này, phê bình bản thân trước mặt mọi người. Khá hiếm hoi trong làng công nghệ Trung Quốc khi Huawei nghiêm chỉnh chấp hành tư tưởng này, ngay từ những ngày đầu.
Nhậm Chính Phi đã nhiều lần tuyên bố: "Chúng tôi ủng hộ tự phê bình, nhưng không đàn áp sự chỉ trích. Tại sao không ủng hộ phê bình, bởi vì phê bình là sự chấp thuận chỉ trích của người khác. Hầu hết mọi người không thể làm bản thân, dễ làm tổn thương mọi người".
"Nếu bạn không có khả năng tự phê bình, tôi tin rằng bạn không thể tiến bộ và bạn sẽ không trở thành người chiến thắng", ông nói. "Chúng ta không nên sợ bị 'pháo kích' (phê bình từ tập thể). Chúng ta phải đứng lên chỉ trích. Nếu chúng ta làm điều gì sai, chúng ta sẽ sửa sai. Nếu chúng ta làm tốt, chúng ta sẽ tiếp tục tiến lên. Nếu chúng ta dám chỉ trích chính mình, chúng ta sẽ có tương lai."
"Những thiếu sót và sai lầm là cặn bã đối với chúng ta. Nếu chúng ta loại bỏ nó, chúng ta có thể trở thành một chiến binh vĩ đại", Nhậm Chính Phi kêu gọi. "Bạn phải pháo kích. Nếu bạn cảm thấy rằng công ty vẫn có vấn đề trong hệ thống và phương pháp nghiên cứu cơ bản, bạn có thể đưa ra nhận xét. Chúng tôi sẽ chân thành tiếp thu và cải thiện từng bước, để thúc đẩy sự phát triển của công ty".
Nhậm Chính Phi không phải "tượng đài bất khả xâm phạm" ở Huawei.
Huawei thậm chí có những cơ chế tự phê bình và thường xuyên tổ chức các hội nghị để tự sửa lỗi với sự tham dự của hàng nghìn công nhân viên. Trong nhiều văn bản tuyển dụng, công ty ghi rõ hai nguyên tắc cơ bản của Huawei trong việc lựa chọn cán bộ là "nhận ra các giá trị cốt lõi của Huawei" và "có khả năng tự phê bình".
Công ty này còn có quy định rằng những nhân viên không có khả năng tự phê bình sẽ không được thăng chức. Từ giám đốc bộ phận cho tới các giám sát viên và chuyên gia, tất cả mọi cán bộ thậm chí nếu không tự phê bình sẽ bị cách chức sau ba năm.
Thú vị hơn, Huawei có cả một quy trình tổ chức về tự phê bình, bao gồm các cuộc họp dân chủ, MFP (chương trình đưa phản hồi với người quản lý), tiếng nói cộng đồng (thông qua một website nội bộ) cho tới "lời thề tập thể" (chủ yếu dành cho tầng lớp lãnh đạo cao cấp). Những sự kiện này đều yêu cầu sự tham gia nghiêm ngặt của các cấp lãnh đạo, thậm chí ngay cả Nhậm Chính Phi cũng không được vắng mặt.
Tham khảo Sina