Các loại chất dính nhân tạo có thể hỗ trợ các nhân viên y tế khám chữa bệnh dễ dàng, nhưng chúng lại có thể có độc tính khi phân hủy. Trong khi đó, các chất dính tự nhiên tuy có khả năng tương thích sinh học cao thì lại ít bám dính. Để khắc phục các nhược điểm đó, nhóm đã tạo ra một loại keo dính y tế tự nhiên có chứa nọc rắn lục Bothrops atrox. Đây là một loại rắn phổ biến ở vùng Nam Mỹ, thường săn các loài có vú nhỏ, chim và thằn lằn bằng nọc độc có khả năng phá hủy hệ cơ bắp của con mồi.
Là một trong những nọc rắn có độc tính mạnh nhất, chất độc có thể khiến máu đông đặ, vắt kiệt khả năng tự động máu của cơ thể và khiến con mồi mất máu tới chết. Các nhà khoa học đã chiết xuất độc tính reptilase (hay còn có tên gọi batroxobin) có vai trò chính trong quá trình này. Đây là một enzym hiện đã và đang được sử dụng trong phòng thí nghiệm để kiểm định hàm lượng fibrinogen - một hợp chất được tạo ra ở gan được sử dụng để làm đông máu.
Các nhà khoa học đã kết hợp reptilase với gel đã được methacrylate hóa để tạo ra loại keo dính nói trên. Loại gel này có thể kết dính ngay khi tiếp xúc với ánh sáng nhưng lại không kết dính khi tiếp xúc với máu. Nhờ thành phần mới mà nhược điểm này được khắc phục ngay lập tức.
Trong trường hợp chấn thương và chảy máu cấp tính, loại keo này có thể được áp dụng chỉ cần bóp tuýp keo, bôi lên vết thương và chiếu sáng trong vài giây với đèn flash điện thoại. Bằng cách nhanh chóng chuyển hóa fibrinogen thành fibrin giúp đông máu, reptilase có thể giúp cầm máu trong 45 giây, nhanh gấp đôi loại keo fibrin hiện có mà không cần phải rửa sạch máu.
Tuy nhiên sản phẩm này vẫn cần trải qua các thử nghiệm lâm sàng trước khi có thể được đưa vào ứng dụng. Các nhà khoa học hy vọng loại gel này có thể được sử dụng trên chiến trường cũng như trong những bộ sơ cứu cá nhân.
Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Science Advances.