Những yếu tố "sống còn" để trở thành một VĐV bắn súng "cực đỉnh"

Hải Nguyễn |

Bắn súng, một môn thể thao được coi là rất nhàn, nhưng lại rút đến kiệt cùng trí lực của các VĐV.

Trong đêm chung kết nội dung 10m súng ngắn hơi nam ngày 6/7/2016, với thành tích 202,5 điểm, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh ghi tên mình vào lịch sử khi trở thành VĐV đầu tiên của Việt Nam giành HCV Olympic (diễn ra tại kỳ Olympic Rio 2016).

Có lẽ, kỷ lục mà VĐV Hoàng Xuân Vinh vừa lập sẽ còn được nói nhiều. Hào quang và chiến thắng là thế, nhưng ít ai biết rằng, để có được những thành tích đáng nể như vậy, Hoàng Xuân Vinh đã đổ rất nhiều mồ hôi, công sức, thậm chí cả những nguy hiểm đến sức khỏe.

Những yếu tố sống còn để trở thành một VĐV bắn súng cực đỉnh - Ảnh 1.

VĐV bắn súng Hoàng Xuân Vinh đã mang về tấm HCV lịch sử cho Việt Nam tại Olympic 2016.

Trước Olympic 2016, VĐV Hoàng Xuân Vinh cũng đã có rất nhiều thành tích nổi bật như: nhiều lần giành HCV và phá các kỷ lục quốc gia, HCV trong 6 kỳ SEA Games liên tiếp, HCV châu Á và HCV Cúp thế giới.

Vậy, muốn trở thành một VĐV bắn súng giỏi, cần những yếu tố gì?

Yêu cầu chuyên môn

Bắn súng là một môn thể thao rất phổ biến trên thế giới, vừa mang tính trí tuệ và đòi hỏi hoạt động tĩnh lực cũng như hoạt động thần kinh nhiều hơn hoạt động cơ bắp.

Những yếu tố sống còn để trở thành một VĐV bắn súng cực đỉnh - Ảnh 2.

Hình minh họa.

Đôi khi người hâm mộ cho rằng những VĐV bắn súng rất nhàn, chẳng phải làm gì cả, chỉ cần đứng im một vị trí, ngắm và bắn.

Tuy nhiên, bắn súng chuyên nghiệp cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc về tư thế, cách cầm súng, cách ngắm đích và phải kiểm soát cả nhịp thở thì mới có thể đạt được thành tích cao. 

Yêu cầu tối thượng của môn bắn súng đó là sự tập trung tuyệt đối.

Hầu hết các xạ thủ phải luyện tập tư thế đứng im như một bức tường, giữ súng ổn định không được dao động.

Những VĐV bắn súng cần phải luyện tập một tinh thần thép, tính khéo léo khi thực hiện các động tác kỹ thuật ngắm bắn. Đồng thời, họ cần phải có một thể lực cực tốt, giữ im súng cùng với sức bền chung và sức bền chuyên môn khi thi đấu trong nhiều giờ liền mà phong độ không bị giảm sút.

Với VĐV Hoàng Xuân Vinh cũng thế, HLV Nguyễn Thị Nhung đề ra bài tập đứng tại chỗ không được cử động chân, tay, không được nói gì trong nhiều giờ đồng hồ và các bài tập thở để tĩnh tâm.

Những yếu tố sống còn để trở thành một VĐV bắn súng cực đỉnh - Ảnh 3.

Để đạt được HCV trong Olympic 2016, Hoàng Xuân Vinh đã phải luyện tập ngày đêm.

Thậm chí những hành động như đưa lên hay hạ tay xuống của Xuân Vinh trong tập luyện cũng như thi đấu lúc nào cũng phải giống nhau để tạo sự ổn định để giúp anh trở lại trạng thái cân bằng, không bị áp lực về tâm lý.

Xạ thủ số 1 Việt Nam nhận xét, giây phút VĐV yên lặng nhất chính là giây phút họ bị hao tổn nhiều sức nhất. Người ngoài nhìn vào chỉ thấy toàn là những động tác đơn giản đến trẻ con cũng làm được, nhưng thực tế, trong đầu họ dường như có một cuộc chiến tâm lý.

"Khi "ra trận", VĐV luôn bị vướng bởi 2 luồng suy nghĩ, một là khó giành điểm tuyệt đối, hai là có thể giành điểm tuyệt đối. Nếu ai tâm lý vững vàng, nghĩ việc dành điểm tuyệt đối dễ thì sẽ thực hiện tốt hơn. Ở nội dung bắn súng, ăn nhau là ở yếu tố tâm lý", Hoàng Xuân Vinh chia sẻ.

Và với một cường độ tập như tập trận, chế độ dinh dưỡng khoa học cũng là yếu tố cực kỳ quan trọng để giúp các VĐV của chúng ta có đủ sức khỏe, độ dẻo dai là mĩnh mẫn khi tập luyện cũng như thi đấu.

Thử thách trong môn bắn súng

Chắc hẳn chúng ta đã từng được thực hành bắn súng trong môn Giáo dục quốc phòng, và chắc hẳn bạn vẫn còn nhớ: Bắn súng cần sự tĩnh lặng, tĩnh lặng đến tuyệt đối, thậm chí phải nín thở.

Tuy nhiên, khi đó chúng ta chỉ thực hiện vài lượt bắn và sau này cũng chẳng có cơ hội nữa, nhưng đối với các xạ thủ của chúng ta thì việc đó là việc quá thường xuyên, cầm súng và ngắm bắn đến vài trăm lần một ngày.

Điều đó đồng nghĩa với việc họ sẽ phải thường xuyên nín thở, như thế sẽ dẫn đến tình trạng thiếu dưỡng khí tạm thời – nợ dưỡng. Việc tập trung và đứng im ở một tư thế trong thời gian dài sẽ gây ra hiện tượng máu không lên não khiến hệ tuần hoàn, hệ tim mạch và hệ thần kinh của VĐV bị ảnh hưởng.

Việc đứng lâu ở một vị trí qua nhiều ngày, nhiều tháng nhiều năm cũng gây ra những tác động tiêu cực đến cột sốt, xương khớp của các VĐV. Đó là lý do chúng ta thường thấy đa phần các VĐV súng trường đều bị vẹo cột sống.

Những yếu tố sống còn để trở thành một VĐV bắn súng cực đỉnh - Ảnh 4.

Nguyên nhân khiến các VĐV bắn súng thường bị lệch vai.

Còn đối với các VĐV súng ngắn, người hâm mộ sẽ thấy họ thường bị lệch vai do nghiêng về một bên.

Hơn nữa, thường xuyên tiếp xúc với đạn dược, các xạ thủ của chúng ta cũng không thể tránh khỏi hít khói độc, và chuyện đó được cho là "chuyện quá nhỏ, không đáng để đề cập".

Nói các VĐV bắn súng nhàn là sai hoàn toàn. Tuy không phải vận động chân tay nhiều, nhưng trí óc và tinh thần thì bị "vắt đến kiệt quệ".

Hoàng Xuân Vinh chia sẻ với tờ Vnexpress rằng: "Một xạ thủ như tôi mỗi ngày phải nâng súng 300-400 lần, phải nín thở bóp cò, nợ oxy, ảnh hưởng đến tim mạch. 

Chưa kể những khi thi đấu tinh thần căng thẳng cao độ. Gắn bó với bắn súng lâu sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe, ai không thực sự đam mê không theo được."

Kết

Tuy môn bắn súng có những đòi hỏi rất khắt khe về yếu tố chuyên môn và tinh thần, nhưng nó đã giúp cho Việt Nam của chúng ta được vang lên tại đêm chung kết nội dung 10m ngắn hơi nam tại Rio de Janneiro (Brazil).

VĐV Hoàng Xuân Vinh đã mang vinh quanh về cho nước nhà. Khoảnh khắc ấy, giây phút ấy, hàng triệu con dân nước Việt sẽ mãi không thể quên trong Thế vận hội Olympic 2016.

Cùng xem những video ghi lại giây phút lịch sử đáng nhớ của Việt Nam tại Olympic năm 2016:


Video ghi lại màn thi đấu "ghẹt thở" của VĐV bắn súng Hoàng Xuân Vinh và Felipe Almeida (Brazil). Nguồn Youtube.


Giây phút Vàng: Quốc ca Việt Nam được vang lên lần đầu tiên tại Thế vận hội Olympic. Nguồn Youtube.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại