Vụ vỡ nợ quốc gia lớn nhất là tại Hy Lạp, khi nước này gánh khoản nợ 264,2 tỷ USD tính đến tháng 3/2022 và chìm trong suy thoái năm thứ 5 liên tiếp.
Chỉ 9 tháng sau đó, Hy Lạp lại vỡ nợ 41,4 tỷ USD và trở thành vụ vỡ nợ quốc gia lớn thứ 4. Trước khi vụ việc xảy ra, Hy Lạp đã gánh khoản thâm hụt đáng kể mặc dù là một trong những quốc gia tăng trưởng nhanh nhất ở châu Âu. Hơn nữa, vào năm 2009, thủ tướng mới đắc cử đã tiết lộ rằng quốc gia này đang nợ 410 tỷ USD, nhiều hơn đáng kể so với ước tính trước đó.
Vụ vỡ nợ lớn thứ 2 xảy ra tại Argentia vào tháng 11/2001 khi nước này đã không trả lãi cho khoản nợ nước ngoài trị giá 82,3 tỷ USD. Giống như Hy Lạp, đây là quốc gia tái và vỡ nợ nhiều lần kể từ khi giành được độc lập vào năm 1816. Hiện nay, Argentina là quốc gia nợ Quỹ Tiền tệ Quốc tế nhiều nhất, mặc dù là nền kinh tế lớn thứ 3 ở châu Mỹ Latinh.
Tiếp theo là vụ vỡ nợ 72,7 tỷ USD của Nga vào năm 1998, trùng với cuộc khủng hoảng tiền tệ đã xóa sổ hơn 2/3 giá trị của đồng rúp chỉ trong vài tuần. Năm đó, một số quốc gia khác bao gồm Venezuela, Pakistan và Ukraine đã vỡ nợ sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, gây ra sự bất ổn trên thị trường tài chính toàn cầu.
Năm 2020 là chứng kiến những biến động nợ lớn. Do đại dịch và giá dầu giảm, đây là năm kỷ lục về số vụ vỡ nợ của chính phủ, đạt tổng cộng 7 vụ. Trong số này, Lebanon, Ecuador và Argentina chứng kiến số vụ vỡ nợ lớn nhất trong bối cảnh áp lực tài chính ngày càng gia tăng.
Theo Visual Capitalist