Chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, việc đam mê sưu tầm thứ gì đó cũng không phải chuyện mới lạ. Thậm chí còn có rất nhiều bảo tàng kỳ quái ra đời như bảo tàng thất tình, bảo tàng UFO, bảo tàng thi thể, bảo tàng nhà vệ sinh… đủ các chủ đề sưu tập mà người thường không thể nghĩ tới.
Nhưng trong số đó, bộ sưu tập kỳ lạ nhất chính là sưu tập nội tạng của người nổi tiếng!
Bộ não của giáo sư Einstein: IQ quá cao cũng là một tội lỗi
Như chúng ta đã biết, những người Do Thái vốn nổi tiếng với sự thông minh. Chỉ cần nhắc đến những nhà vật lý hàng đầu thế giới, 10 người thì đến 8, 9 người đều là người Do Thái. Einstein cũng là một trong số những thiên tài đó. Tuy nhiên, càng nổi tiếng lại càng khiến người ta sợ hãi.
Có lẽ bản thân ông cũng không hề nghĩ đến vì sự nổi tiếng của mình mà sau khi tạ thế còn bị người ta ăn cắp mất não!
Sáng sớm ngày 18 tháng 4 năm 1955, giáo sư Einstein qua đời tại bệnh viện Princeton, hưởng thọ 76 tuổi. Đối với việc hậu sự của bản thân, ông đã từng nói vô cùng rõ ràng: Hỏa thiêu, không cần tổ chức tang lễ hoành tráng, tro cốt rải ở một địa điểm bí mật, không muốn bị đem đi thờ cúng. Con trai của ông cũng đã làm theo di nguyện của ông, tiến hành hỏa táng rồi rải tro cốt xuống dòng sông Drava.
Nhưng chẳng ngờ, mới 2 ngày sau, Hans, con trai của Einstein, vừa mở tờ “New York Times” lập tức thấy một tin chấn động ngay trang nhất của tờ báo với tiêu đề: “Đã tìm thấy những manh mối gì trong bộ não của Einstein”. Trong bài báo đã viết: “Dùng những phương pháp mới nhất nghiên cứu về bộ não của Einstein sẽ cho chúng ta lời giải đáp về bí ẩn lớn nhất - bí mật của thiên tài nằm ở đâu...”
Einstein
Hans nhận ra bộ não của cha mình đã bị đánh cắp mà thần không biết, quỷ không hay! Mà người đánh cắp bộ não của Einstein không ai khác ngoài Thomas Harvey.
Quay lại vào sáng ngày 18 tháng 4, Harvey, với tư cách là trưởng khoa nghiên cứu bệnh lý tại Bệnh viện Princeton đã được chỉ định thực hiện khám nghiệm tử thi giáo sư Einstein. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ một cách cẩn thận, vị bác sĩ này nên đưa các cơ quan nội tạng đặt trở lại vị trí cũ. Tuy nhiên, thay vì lấp đầy hộp sọ của ông bằng bộ não thì hắn lại thay bằng bông.
Thomas Harvey được các phóng viên phỏng vấn tại Đại học Princeton
Chuyện mà hắn làm đã không bị phát hiện cho đến khi nhận được cuộc gọi giận dữ từ Hans, người lúc này mới phát hiện ra vấn đề. Hắn cố gắng giải thích việc làm của mình và long trọng hứa với Hans rằng sẽ cố gắng làm mọi cách để bảo vệ bộ não của giáo sư. Cuối cùng, Hans miễn cưỡng đồng ý nhưng Harvey sau đó cũng không được để yên.
Việc hắn tự ý hành động đã gây ảnh hưởng lớn tới bệnh viện Princeton. Đối với công chúng mà nói, việc “giữ lại bộ não” không khác gì hành vi của một con quỷ, chưa kể Einstein rất được ngưỡng mộ. Bệnh viện đã yêu cầu hắn bàn giao bộ não của ông và chuyển nó cho một nhà nghiên cứu thần kinh phù hợp hơn nhưng hắn không chấp nhận. Cuối cùng, Harvey bị bệnh viện sa thải.
Harvey năm 1994 cầm một chiếc lọ thủy tinh chứa mô não của Einstein
Sau khi thất nghiệp hắn đã lái xe đến Philadelphia, tại đây, hắn đã cẩn thận chụp ảnh bộ não của Einstein, đo đạc và cuối cùng cẩn thận cắt nó thành 240 mảnh, mỗi mảnh đều được đánh số để biết chúng ở bộ phận nào của não. Những mảnh cắt được ngâm trong collodion và formalin để bảo quản. Sau đó, hắn mang bộ não của giáo sư Einstein rời đi không một dấu vết.
46 lát cắt não của giáo sư Einstein
Cứ như vậy, đã 23 năm trôi qua nhưng việc nghiên cứu bộ não của Einstein vẫn không có dấu hiện tiến triển. Harvey đã đi khắp nước Mỹ. Không chỉ khó khăn trong tìm việc mà người vợ thường xuyên dọa sẽ “Vứt bỏ bộ não nát đó” cũng ly hôn với hắn.
Có lẽ, quyết định của bệnh viện Princeton không hề sai, ông chỉ là một nhà nghiên cứu bệnh lý học. Việc so sánh những điểm giống và khác nhau của bộ não để tìm ra sự khác biệt của trong trí tuệ của mỗi người là công việc của một nhà thần kinh học. Nhưng Harvey dù hối hận cũng đã muộn.
Trái tim của Chopin: Chỉ muốn trở về quê hương, ai ngờ suýt bị cắt bỏ
Nghệ sĩ piano nổi tiếng người Ba Lan, Chopin không chỉ có một làn da đẹp mà còn là một nghệ sĩ tài hoa. Tuy nhiên, làn da đẹp rồi một ngày cũng nhăn nheo. Khi tài năng bị nhắm tới thì trái tim cũng sẽ chịu đau khổ.
Chopin
Vào năm 1849 tại Paris, khi ấy Chopin ở tuổi 39 và đang vật lộn với cái chết. Ông đã cầu xin em gái của mình chôn trái tim ở quê nhà và giữ thi hài ở Paris. Tâm nguyện sau khi chết vẫn hướng về nơi cố hương thực sự khiến người ta xúc động. Em gái ông đã đem trái tim cắt ra rồi đặt trong một chai rượu nặng, sau đó lén đem trở về Warsaw.
Sau đó, trái tim vẫn được cất giữ tại nhà trong nhiều năm, trong quá trình đó cũng chuyển cho nhiều người thân lưu giữ, và cuối cùng được chôn trong cột nhà thờ Holy Cross ở trung tâm Warsaw.
Chopin những giây phút cuối đời trên giường bệnh
Cứ nghĩ mọi chuyện đã được giải quyết, không ngờ Thế chiến thứ 2 bùng nổ, Đức quốc xã rất quan tâm tới trái tim của Chopin. Cuối cùng, mục tiêu của bọn chúng là tạo ra một chủng tộc mới tốt hơn.
Tuy nhiên, những người Ba Lan sớm đã linh tính được chuyện này và đưa trái tim của Chopin ra khỏi nhà thờ và giấu ở một nơi khác. Mãi đến năm 1949, nhân kỷ niệm 100 năm ngày mất của Chopin, chiếc hộp chứa đựng trái tim của Chopin mới được trao lại cho thị trưởng Warsaw và được gửi lại cho nhà thờ Holy Cross.
Nơi lưu giữ trái tim Chopin
Tuy nhiên, mọi chuyện vẫn chưa kết thúc. Trái tim của Chopin dù đã được trả lại nhưng có một số chuyên gia vẫn có ý muốn thử tiến hành triển khai xét nghiệm mẫu gen trên nó, xác định xem nguyên nhân cái chết của Chopin có thực sự do lao phổi hay không. Stave - tác giả cuốn sách "Trái tim Chopin: Khám phá căn bệnh bí ẩn của nhà soạn nhạc nổi tiếng nhất thế giới", thậm chí còn hy vọng có thể kiểm tra mô trái tim của Chopin.
Nhưng biểu tượng “tinh thần Ba Lan” làm sao có thể để người ta mổ xẻ nghiên cứu? Sau làn sóng phản đối mạnh mẽ của người dân Ba Lan, đề xuất này đã bị vô hiệu.
Những ngón tay của Galileo: 3 ngón tay bị cắt, liệu có phải hận thù?
Nếu nói đến người xấu số nhất trong những người nổi tiếng bị ăn cắp nội tạng, không thể không nhắc tới Galileo. Siêu thiên tài được mệnh danh “Cha đẻ của quan sát thiên văn học hiện đại”, “Cha đẻ của Vật lý hiện đại”, “Cha đẻ của khoa học hiện đại” vậy mà cuối cùng vẫn không có được bộ xương hoàn chỉnh.
Galileo
Galileo qua đời ở tuổi 78 vào năm 1642. Tại lễ tưởng niệm 95 năm ngày mất, một người ngưỡng mộ ông đã cắt ba ngón tay và một đoạn xương sống khỏi cơ thể ông, đồng thời lấy đi chiếc răng cuối cùng của hàm dưới. Bởi vì không lần được ra dấu vết của kẻ trộm, nên cuối cùng người ta đành chôn thi thể của Galileo tại Vương cung thánh đường Santa Croce ở Florence, đối diện với nghĩa trang của Michelangelo.
Không bao lâu sau, một trong ba ngón tay bị cắt đã được lấy lại và lưu giữ trong Bảo tàng Lịch sử Khoa học ở Florence. Đốt xương sống được lưu giữ tại Đại học Padua, nơi Galileo đã giảng dạy trong nhiều năm.
Ai lại cả gan dám phá hủy thân thể của Galileo như vậy? Phải mất một thời gian dài, bí ẩn này mới được sáng tỏ. Hóa ra, vào khi ấy, một hầu tước người Ý điên cuồng hâm mộ ông đã lấy cắp xương, ngón tay và cả răng của Galileo đặt vào một cái lọ và bí mật lén đem chúng ra ngoài.
Hai ngón tay xuất phát từ ngón cái và ngón giữa của bàn tay phải của Galileo, cùng với chiếc răng, sau này được con cháu của Hầu tước thu thập và truyền từ đời này sang đời khác. Tuy nhiên, thời gian trôi qua, các thế hệ tương lai không biết có gì trong hũ và thản nhiên bán nó, điều này đã hé lộ sự thật của năm.
Ngón tay của Galileo
Dù vào năm 1905, đã có có người nhìn thấy chiếc lọ đựng ngón tay và răng của ông, nhưng sau đó cũng bặt vô âm tín. Mãi đến 100 năm sau, chiếc lọ chứa những ngón tay của Galileo mới xuất hiện trở lại trong một cuộc đấu giá và được một nhà sưu tập tư nhân mua lại.
Khi ấy, không ai biết đó là hài cốt của Galileo. Nhà sưu tập tư nhân này đã đưa nó đến Bảo tàng Lịch sử Khoa học để tìm hiểu những gì có trong chiếc bình mới phát hiện ra sự thật. Cho đến nay, những phần hài cốt này của ông vẫn được trưng bày trong các viện bảo tàng như một món đồ sưu tập.
Trở thành người nổi tiếng không dễ, sau khi chết đi còn bị người khác hành hạ như vậy.
Hơi thở cuối cùng của Edison: Đó là sự sáng tạo hay tình bạn?
Trong Bảo tàng Sáng tạo Henry Ford ở Dearborn, Michigan, Hoa Kỳ, có một khu vực trưng bày dành riêng cho Edison, nơi đặt bức tượng của ông và một số đồ dùng cá nhân. Khiến người ta chú ý nhất là một ống nghiệm được bịt kín, vì nó chứa hơi thở cuối cùng của Edison.
Hơi thở cuối cùng của Edison
Dù hơi thở cuối cùng là hơi thở hắt ra ngoài để báo hiệu cái chết đang cận kề, nhưng hơi thở cuối cùng của Edinson lại để lưu giữ một tình bạn sâu sắc. Câu chuyện này bắt đầu từ người bạn của Edison, Henry Ford, người sáng lập Ford.
Henry Ford kém Edison 16 tuổi, khi biết về những việc làm của Edison qua báo chí khi còn nhỏ, anh bắt đầu theo đuổi con đường giống như thần tượng của mình. Cuối cùng, vào năm 1896, Ford khi ấy 33 tuổi cuối cùng cũng gặp được người mình ngưỡng mộ từ lâu. Edison cũng rất yêu thích những chiếc xe của Ford.
Hai người dần thân thiết và phát hiện ra rất nhiều điểm chung. Kể từ đó, họ đã bắt đầu một tình bạn kéo dài suốt đời. Không chỉ mua nhà liền kề, họ còn thường xuyên đi cắm trại cùng những người nổi tiếng khác của Mỹ. Ngay cả khi Edison già và phải dùng đến xe lăn, Ford cũng đã mua một chiếc xe lăn để ông có thể cùng Edison đua xe lăn.
Edison (trái) và Ford (phải)
Edison từng nói: "Đối với Henry Ford, chẳng giấy mực nào có thể diễn tả cảm xúc của tôi dành cho anh ấy. Chỉ một từ có thể thể hiện đầy đủ điều đó - anh ấy là bạn của tôi".
Vào tháng 10 năm 1931, trước khi Edison chết, đã có rất nhiều ống nghiệm được đặt bên giường ông. Ông yêu cầu bác sĩ, mỗi hơi ông thở ra đều được cho vào ống nghiệm và bịt kín bằng parafin. Một trong số chúng gửi cho Henry Ford. Đây là nguồn gốc của ống nghiệm trong Bảo tàng Ford.
Tuy nhiên, có rất nhiều ý kiến khác nhau về việc này. Một số người cho rằng đây là mong muốn cuối cùng của Edinson. Một số khác lại cho rằng Ford đã giao việc này cho con trai của Edinson là Charles thực hiện. Đây là một ý tưởng sáng tạo hay một nghi lễ của sự mê tín? Có lẽ chỉ Edinson đã qua đời mới biết được điều ấy.