Những vệt mây khói đa sắc trên bầu trời Nhật Bản là kết quả của việc phóng tên lửa vệ tinh

Long.J |

Trong khi đa số tỏ ra lo sợ, nhiều người lại tỏ ra thích thú với hiện tượng này.

Những người dân Nhật thức dậy vào rạng sáng 18/1 vừa qua đã được chứng kiến một hiện tượng kỳ lạ, hòa trộn giữa thiên nhiên và công nghệ: Những vệt mây đỏ, trắng, xanh dương... uốn lượn như làn khói trên bầu trời.

Rạng sáng 18/1, trang WeatherNews của Nhật Bản đã đăng tải hình ảnh và giải thích tường tận về hiện tượng này:

Những vệt mây khói đa sắc trên bầu trời Nhật Bản là kết quả của việc phóng tên lửa vệ tinh - Ảnh 1.

Hiện tượng kỳ lạ này xảy ra do việc phóng tên lửa Epsilon-3. Lúc 6:06, tên lửa được phóng lên từ Trung tâm không gian Uchinoura thuộc tỉnh Kagoshima và đưa vệ tinh radar ASNARO-2 vào quỹ đạo vào lúc 7 giờ sáng.

Theo dự kiến, Epsilon-3 phải phóng sớm hơn tuy nhiên bị trì hoãn do thời tiết xấu. Chính độ ẩm cao trong không khí đã giúp tạo ra hiện tượng này.

Những vệt trắng (contrails) để lại trên bầu trời phía sau vật thể bay trong một điều kiện nhất định của bầu khí quyển. Hiện tượng này giống như việc ngưng tụ hoặc thăng hoa của hơi nước trong khí quyển hoặc khí thải của động cơ đẩy.

Khả năng xuất hiện và thời gian tồn tại của vệt trắng cũng như hình dạng của nó phụ thuộc vào độ ẩm và nhiệt độ của không khí.

Khi độ ẩm thấp và nhiệt độ tương đối cao, vệt khói gần như không hình thành. Độ ẩm càng cao và nhiệt độ càng thấp, nước ngưng tụ càng nhiều, vệt khói càng đậm và kéo dài hơn.

Do hơi nước trong khí quyển phân bố không đều, nên đây cũng là nguyên nhân gây ra vệt khói phân bố không đều.

Những vệt mây khói đa sắc trên bầu trời Nhật Bản là kết quả của việc phóng tên lửa vệ tinh - Ảnh 2.

Lý do khiến những vệt mây uốn lượn như vậy là vì 3 tên lửa đẩy tách dần ra khi hết nhiên liệu. Gió, sự ngưng tụ và góc nhìn khiến chúng như di chuyển tự do, không theo một phương hướng nhất định.

Theo Sora News

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại