Những trò chơi đẫm máu nhất lịch sử: Niềm tự hào của La Mã cổ đại cũng góp mặt

Gohan |

Nối tiếp phần một, dưới đây là những trò chơi đẫm máu, gây ra nhiều cái chết thương tâm nhất thế giới cổ đại.

Buzkashi

Buzkashi được những người Turkic tạo ra vào khoảng giữa thế kỷ thứ 10 và 15 trước khi làn rộng ra các nước Trung Á xung quanh. Đây là môn thể thao vẫn được còn tồn tại đến cho đến ngày nay nhưng tất nhiên, hiện tại người ta chơi theo luật lệ đầy đủ chứ không giống như trong quá khứ.

Những trò chơi đẫm máu nhất lịch sử: Niềm tự hào của La Mã cổ đại cũng góp mặt - Ảnh 1.

Hình minh hoạ.

Trong môn thể thao này, sẽ có hai đội cùng cưỡi ngựa thi đấu với nhau. Mục đích của trận đấu là kéo một thân thịt dê không đầu ở giữa sân rồi thả nó xuống một khu vực định trước, thường là một vòng tròn. Thỉnh thoảng, người ta thay thế dê bằng một con cừu hoặc bê...

Mới nghe, có vẻ Buzkashi là một môn thể thao đơn giản nhưng thực tế nó đầy bạo lực. Trong thời cổ đại, các tay đua được sử dụng những chiếc roi để tấn công vào ngựa của đối thủ để cướp lại con mồi. Họ không được phép sử dụng roi của mình đối với các tay đua khác.

Những trò chơi đẫm máu nhất lịch sử: Niềm tự hào của La Mã cổ đại cũng góp mặt - Ảnh 2.

Hình minh hoạ

Tuy nhiên trong một trận đấu hỗn loạn, quy tắc đó thường bị bỏ qua và khó kiểm tra nghiêm ngặt được.

Và giống nhiều môn thể thao cổ đại, người chiến thắng trong Buzkashi sẽ nhận được rất nhiều phần thưởng có giá trị. Từ lạc đà, ngựa, bò, tiền vàng và thậm chí cả lụa, thảm cùng nhiều vật phẩm gia dụng đắt giá khác.

Nguồn gốc của môn thể thao bạo lực này bị thất lạc theo thời gian, nhưng người ta cho rằng, nó xuất phát như một hình thức rèn luyện, chống lại những đợt tấn công, cướp bóc từ quân của Thành Cát Tư Hãn, những người rất giỏi chiến đấu trên lưng ngựa.

Roman Gladiator

Roman Gladiator hay còn được biết đến rộng rãi hơn với cái tên Võ sĩ giác đấu. Thực sự không cần giới thiệu quá nhiều về trò chơi này bởi nó đã quá nổi tiếng trên khắp thế giới.

Việc đưa các đấu sĩ, nô lệ hay tù binh chiến tranh vào những trận đấu sinh tử không phải là hiếm nhưng đế chế La Mã đã nâng việc này lên một tầm cao mới.

Những trò chơi đẫm máu nhất lịch sử: Niềm tự hào của La Mã cổ đại cũng góp mặt - Ảnh 3.

Luật chơi thì không thể đơn giản và cũng chẳng thể bạo lực hơn. Những đấu sĩ được lựa chọn sẽ phải chiến đấu với nhau hoặc với mãnh thú như sư tử, hổ hay gấu. Họ được phép làm bất kỳ điều gì, miễn sao có thể chiến thắng và đương nhiên gần như 100% những kẻ thua cuộc phải trả giá bằng chính mạng sống của mình.

Xem video:

Võ sĩ giác đấu - Trò chơi đẫm máu của La Mã cổ đại

Ngược lại, đấu sĩ chiến thắng sẽ dành được vàng bạc, vinh quang, được đối xử như những ông hoàng cho đến khi nào họ vẫn chưa thua. Quan trọng hơn, kẻ thắng sẽ dành được sự yêu mến, tán dương của đám đông công chúng. Chính điều này mới là ý nghĩa lớn nhất phía sau mỗi trận đấu.

He’e Hölua

He’e Hölua hay thường được gọi là Holua trong tiếng Hawaii có nghĩa là môn trượt tuyết. Nó có nguồn gốc từ quần đảo Hawaii cách đây hơn 2.000 năm. Bản thân trò chơi này rất đơn giản nhưng lại cực kỳ nguy hiểm, mọi sai lầm đều có thể trả giả bằng một cái chết trong tận cùng đau đớn.

Theo đó, người tham gia sẽ trượt trên mọt chiếc xe (hay đúng hơn là dạng tấm ván dài) bằng gỗ và sợi dừa. Xuất phát ở trên đỉnh, người thi đấu sẽ bắt đầu lao xuống dốc trên chính phương tiện kia mà tư thế lướt điển hình thường là úp bụng.

Những trò chơi đẫm máu nhất lịch sử: Niềm tự hào của La Mã cổ đại cũng góp mặt - Ảnh 5.

HÌnh minh hoạ

Tốc độ trung bình của mỗi cuộc đua có thể lên tới 80km/h. Ở vận tốc lớn như vậy, việc kiểm soát thăng bằng của bản thân và cả chiếc xe là không hề đơn giản, mọi sơ sảy đều có thể dẫn đến cái chết.

Tuy vậy, Holua lại là môn thể thao rất được ưa chuộng trong thời cổ đại, có những thời điểm người ta tổ chức những cuộc thi riêng dành cho trưởng nam, trưởng nữ của hoàng gia. Mục đích của các cuộc đua này là để tưởng nhớ Pele, nữ thần lửa và núi lửa Hawaii.

Những trò chơi đẫm máu nhất lịch sử: Niềm tự hào của La Mã cổ đại cũng góp mặt - Ảnh 6.

Những "chiếc xe" rất dai được sử dụng trong trò Holua.

Đến thế kỷ 19, một nhà truyền giáo Kitô giáo đã ngăn chặn Holua vì theo ông ta, nó quá nguy hiểm và lãng phí thời gian. Nhưng gần đây, Holua lại được hồi sinh lại bởi những người Hawaii bản địa khi họ cố gắng kết nối hiện tại và các di sản độc đáo trong quá khứ.

Pelota Purépecha

Pelota Purépecha có nguồn gốc từ Mexico và được coi là tiền thân của khúc côn cầu (Hockey). Nhưng nó lại có sự khác biệt đáng kể và nguy hiểm hơn rất nhiều.

Những trò chơi đẫm máu nhất lịch sử: Niềm tự hào của La Mã cổ đại cũng góp mặt - Ảnh 7.

Pelota Purépecha được đặt tên theo tên của người phát minh ra trò này. Khác với Hockey, nó được chơi với một quả bóng luôn rực lửa. Theo đó, trước mỗi trận đấu người ta bôi nhựa thông lên bóng và châm lửa khi bắt đầu. Điều này làm quả bóng giữ lửa lâu hơn dù phải chơi trên cát.

Các đấu sĩ sẽ sử dụng gậy gỗ (được thiết kế sao cho không bắt lửa) và đánh bóng về phía sân của đội bạn. Đội nào ghi nhiều điểm hơn sẽ giành chiến thắng.

Xem video:

Pelota Purépecha - Một trong những trò chơi nguy hiểm nhất lịch sử

Do bản chất là bóng lửa nên trò Purépecha thường được tổ chức vào ban đêm. Tuy nhiên chính điều này kéo theo nhiều nguy hiểm hơn khi các cầu thủ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc kiểm soát bóng cũng như di chuyển.

Giống như nhiều trò chơi được tạo ra bởi người dân bản địa Mexico, Pelota Purépecha đã bị lãng quên khá nhiều nhưng với sự nỗ lực của chính phủ, Mexico đang dần nâng cao nhận thức về trò chơi lịch sử này.

CÒN TIẾP...

Độc giả có thể đón đọc phần 1 TẠI ĐÂY.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại