Những tín hiệu tích cực đằng sau tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm chạp của Trung Quốc

Hương Giang |

Ẩn sau một thị trường chứng khoán đầy biến động và nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc là những tin tức khá khả quan.

Nỗ lực của chính phủ trong việc kiềm chế những hoạt động cho vay mang nhiều rủi ro, cải tổ ngành công nghiệp, hạn chế tăng giá nhà là những mục tiêu được giữ vững ngay cả khi tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt mức chậm nhất trong gần 30 năm cùng những mối đe doạ từ cuộc chiến thương mại với Mỹ.

Thay vì tiếp cận với cách chi tiêu đầu tư đã cũ và chính sách tiền tệ đầy hỗn loạn của năm 2009 hoặc 2015, Bắc Kinh đang làm dịu sự căng thẳng của nền kinh tế với mục tiêu cắt giảm thuế, đưa ra những ưu đãi đầu tư và nỗ lực để có thêm tín dụng cho các công ty tư nhân có hoạt động hiệu quả.

Chủ tịch Tập Cận Bình có thể đang đưa quốc gia của mình đến một con đường phát triển bền vững hơn, ngay cả khi điều đó có nghĩa là chấp nhận đối mặt với những tổn thất.

Andrew Polk, đồng sáng lập công ty nghiên cứu Trivium Trung Quốc tại Bắc Kinh, cho biết: "Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã đạt được những thành công ấn tượng trong việc tái cấu trúc một bộ phận có tính đầu cơ nhất của hệ thống tài chính của nước này. Nhiều nhà phân tích lại không nhận ra những thành tựu đáng kể này."

Đối với thế giới, triển vọng tăng trưởng kinh tế ổn định hơn, kể cả khi tốc độ chậm lại, là điều có thể chấp nhận.

Và bởi Trung Quốc đã lớn mạnh hơn rất nhiều so với trước đây, nên mức tăng trưởng 6% có thể sẽ tạo ra nhu cầu toàn cầu tương đương với thành tựu hai con số trước đây, có nghĩa là Trung Quốc vẫn sẽ là quốc gia có tốc độ tăng trưởng lớn nhất thế giới.

Một phần trong chính sách của ông Tập nhằm kiềm chế tình trạng vượt quá giới hạn là tăng trưởng năng suất, tăng từ mức trung bình khoảng 1,9% hàng năm trong giai đoạn 2014-2016 lên đến 2,4% trong năm nay, theo kinh tế gia về Trung Quốc Robin Xing tại Morgan Stanley Hồng Kông.

Một trong những yếu tố quan trọng để thúc đẩy những cải tiến đó là loại bỏ tình trạng dư thừa trong các ngành công nghiệp từ sản xuất thép đến xi măng.

Ông Tập ước tính tình trạng nợ gia tăng sẽ ở "đi ngang" trong năm nay, khiến tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu là khoảng 276% của GDP và cho biết con số này sẽ tăng khoảng 3% vào năm 2019, so với mức tăng trung bình hàng năm 15 điểm phần trăm giữa năm 2007 và 2015.

Nhìn vào tương lai xa hơn, một số chính sách của ông Tập ảnh hưởng đến các nhà đầu tư và công ty có thể xem là một điều tích cực.

Xét về các khoản nợ doanh nghiệp, mà đang ở mức cao kỷ lục trong năm nay khi chính phủ thắt chặt quản lý đối với các ngân hàng "bóng tối".

IMF và Ngân hàng Thế giới (WB) từ lâu đã lập luận rằng việc loại những khoản thế chấp tiềm ẩn sẽ làm giảm mối nguy liên quan đến đạo đức và cho phép rủi ro được định giá chính xác. Điều này đang bắt đầu xảy đến. Biểu đồ dưới đây cho thấy, khối ngoại đang "xếp hàng" để mua trái phiếu Trung Quốc.

Khối ngoại đang mua vào trái phiếu NDT, nhưng tỷ lệ nợ vẫn tăng cao

 Những tín hiệu tích cực đằng sau tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm chạp của Trung Quốc  - Ảnh 1.

Trái phiếu NDT trong nước nắm giữ bởi khối ngoại (nghìn tỷ NDT)

Các công ty đang hoạt động trong tình trạng ảm đạm do thiếu tín dụng sau khi các nhà hoạch địch chính sách có một cuộc "càn quét" đối với hệ thống ngân hàng "bóng tối". Và không có dấu hiệu nào cho thấy các nhà hoạch địch chính sách sẽ nới lỏng, hệ thống ngân hàng này đã lao dốc 8 tháng liên tiếp trong tháng 10, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 12 năm 2016.

Bước ra khỏi "bóng tối"

Các khoản cho vay của những ngân hàng ngầm đã bị cắt giảm.

Trong thời điểm nền kinh tế suy thoái, các nhà hoạch định chinh sách đã sử dụng ngân hàng nhà nước để tạo ra tín dụng cho các doanh nghiệp nhà nước, được triển khai với việc có thể chi tiêu "vô tội vạ" từ cơ sở hạ tầng đến các toà nhà và bất động sản. Điều đó đã thay đổi.

Tốc độ tăng trưởng của đầu tư cơ sở hạ tầng đã giảm xuống còn 3,3% trong 9 tháng tính từ 1 năm trước đến tháng 9 năm nay - mức thấp kỷ lục theo dữ liệu kể từ năm 2014.

Trong khi tốc độ tăng trưởng trước đó là không bền vững, thì chính phủ muốn nó phải ổn định ngay bây giờ. Tốc độ tăng trưởng đã hồi phục nhẹ lên 3,7% trong giai đoạn từ đầu năm tính đến hiện tại vào tháng trước, báo hiệu rằng nhiều chính sách hỗ trợ hơn đang bắt đầu có hiệu quả đối với nền kinh tế.

Đầu tư cơ sở hạ tầng chậm lại

 Những tín hiệu tích cực đằng sau tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm chạp của Trung Quốc  - Ảnh 2.

Đầu tư cơ sở hạ tầng chậm lại, nhưng đầu tư bất động sản tăng

Và trong khi việc đầu tư bất động sản đã tăng lên kể từ cuối năm ngoái thì hiện tại tình trạng này cũng đã nằm trong tầm kiểm soát. Doanh số bán nhà được thông báo mới đây đã tăng với tốc độ chậm nhất trong 6 tháng tại tháng 10, một dấu hiệu nữa cho thấy rằng thị trường đang dần ảm đạm do áp lực của các chính sách hạn chế mức giá.

David Loevinger, một cựu chuyên gia về Trung Quốc tại Kho bạc Mỹ, cho biết: "Mỗi khi Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi một cú sốc, họ bị hoảng loạn và khiến các đầu mối tín dụng không thể duy trì mức tăng trưởng.

Trái ngược với trước đây, người Trung Quốc có vẻ như đang cố gắng đặt ra mức sàn cho tốc độ tăng trưởng, chứ không phải là lên kế hoạch phục hồi tăng trưởng tín dụng."

Khi cuộc xung đột thương mại với Mỹ trở nên căng thẳng hơn, các nhà hoạch địch chính sách đã nới lỏng một số sự điều chỉnh đối với tiền tệ và giảm bớt các yêu cầu quy định đối với các ngân hàng để khuyến khích cho vay, do lo ngại về tốc độ tăng trưởng chậm sẽ kéo dài.

Tuy nhiên, vẫn còn có một số ý kiến suy đoán của các kinh tế gia cho rằng PBOC sẽ sớm cắt giảm lãi suất chuẩn, nhưng PBOC lại chưa đưa ra động thái nào.

Đó có thể là do "cuộc thử nghiệm" lớn nhất đối với Trung Quốc đang ở phía trước. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã sẵn sàng tăng thuế quan lên 25% từ mức 10% đối với 200 tỷ giá trị hàng hoá của Trung Quốc vào tháng 1 tới đây, nếu không có thoả thuận "ngừng bắn" trong cuộc gặp tại Hội nghị Thượng đỉnh G-20 vào cuối tháng này.

Việc này sẽ gây áp lực đối với tăng trưởng kinh tế, mọi thứ có thể tồi tệ hơn nếu ông Trump đưa lời đe doạ áp thuế với tất cả các mặt hàng của Trung Quốc.

Tuy nhiên cho đến nay, những thách thức không phải đến từ tổn thất do chiến tranh thương mại gây ra, mà là tâm lý chán chường của người tiêu dùng.

 Những tín hiệu tích cực đằng sau tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm chạp của Trung Quốc  - Ảnh 3.

Chỉ số tâm lý người tiêu dùng Trung Quốc

Đối với ông Tập, đã có một "lằn ranh đỏ" đối với sự suy giảm. Cái ông cần là có đủ nhu cầu của người tiêu dùng để đáp ứng được mục tiêu tạo ra 11 triệu việc làm một năm (đã đạt được trong năm 2018) và tổng kết tăng trưởng kinh tế sẽ là 6,2% trong vài năm tới để đưa ra cam kết GDP cho năm 2020 và mức thu nhập sẽ tăng gấp đôi so với năm 2010.

"Các nhà hoạch định chính sách đã thực sự thay đổi hướng đi của họ đối với việc kích thích nền kinh tế", Andrew Tilton, kinh tế gia trưởng tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Goldman Sachs ở Hồng Kông, cho hay. "Họ nhắc đi nhắc lại nhiều lần rằng họ không muốn thực hiện một "cú nổ" kích thích như năm 2009 và tôi nghĩ lần này họ thực sự đã thực hiện được."

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại