Những thiết kế cực quen thuộc nhưng hóa ra hoàn toàn vô dụng

Nac |

Chẳng ai có thể ngờ được những ý tưởng sáng tạo "gây bão" trong quá khứ lại có ngày mất đi những công dụng hữu ích.

Những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 đánh dấu sự ra đời của rất nhiều phát minh lớn nhỏ. Với những công dụng hữu ích, những phát minh này đã phục vụ rất nhiều cho đời sống con người.

Có những phát minh cho đến nay vẫn không thay đổi, nhưng bên cạnh đó cũng đã có nhiều ý tưởng sáng tạo dần trở nên lỗi thời nhưng vẫn xuất hiện, tới mức không mấy ai hiểu sự có mặt của chúng trong cuộc đời này.

1. Chiếc túi nhỏ của mỗi chiếc quần jeans

Những thiết kế cực quen thuộc nhưng hóa ra hoàn toàn vô dụng - Ảnh 1.

Vào năm 1872, thợ may Jacob Davis đã phát minh ra chiếc quần jeans mà chúng ta thường mặc bây giờ. Ban đầu những chiếc quần này được thiết kế dành cho công nhân lao động, và chiếc túi nhỏ được thiết kế để họ cất những chiếc đồng hồ "quả quýt".

Những thiết kế cực quen thuộc nhưng hóa ra hoàn toàn vô dụng - Ảnh 2.

Dần dần, sự xuất hiện của những chiếc đồng hồ đeo tay đã "chiếm đất diễn" của đồng hồ quả quýt, khiến những chiếc túi nhỏ ở hông bên phải chỉ còn là một vật trang trí.

Để cho nó không vô dụng nữa, nhiều người thỉnh thoảng cũng cất đồ vào đó ("ba con sâu" chẳng hạn). Tuy nhiên, về cơ bản thì chiếc túi giờ đây đã được gọi là vô dụng, có cũng được mà không có cũng chẳng sao.

2. Khuy cuối cùng trên bộ suit

Những bộ suit với từ 2-3 cúc áo thời gian gần đây được thiết kế khá hiện đại, khiến phạm vi khách hàng của mẫu áo này đa dạng hơn. Có một số mẫu được thiết kế khá kì lạ khi dù có tới 2-3 cúc áo, nhưng chiếc cúc cuối cùng luôn chỉ "để làm cảnh" mà không bao giờ được cài.

Những thiết kế cực quen thuộc nhưng hóa ra hoàn toàn vô dụng - Ảnh 3.

Trên thực tế, sự vô dụng này không phải chủ ý của các thợ may. Nguyên nhân bắt nguồn thời vị vua Edward VII - một vị vua có thân hình đồ sộ cùng một vòng 2 ngoại cỡ, đến mức ông chẳng thể cài được cúc dưới của bất kỳ loại áo nào.

Để giúp vị hoàng đế không thấy xấu hổ, toàn bộ quan lại trong cung điện đều không cài cúc áo. Người dân rất kính trọng đức vua, và họ cũng làm như vậy. Dần dần, người ta coi đây là "mốt", và mặc suit chắc chắn không được cài cúc dưới đã trở thành một chân lý.

Những thiết kế cực quen thuộc nhưng hóa ra hoàn toàn vô dụng - Ảnh 4.

3. Tấm tản nhiệt trên những chiếc ô tô điện

Với quyết tâm bảo vệ môi trường, càng ngày càng có nhiều người sử dụng những chiếc xe ô tô chạy động cơ điện. Những chiếc xe giờ đây được thiết kế sang trọng với vẻ ngoài không khác gì xe chạy động cơ xăng truyền thống.

Tuy nhiên, nó lại vô tình kéo theo việc trên xe có một số thiết kế hơi "thừa".

Những thiết kế cực quen thuộc nhưng hóa ra hoàn toàn vô dụng - Ảnh 5.

Đáng kể nhất chính là tấm tản nhiệt. Xe động cơ xăng có cấu tạo hoạt động theo cơ chế đốt nhiên liệu, nên cần có một đường để thoát nhiệt giúp máy không bị nóng.

Nhưng xe động cơ điện lại không hoạt động theo cơ chế đó, nên những tấm tản nhiệt đặt ở mũi xe cũng chỉ giải quyết vấn đề thẩm mĩ chứ thực sự không cần thiết.

Những thiết kế cực quen thuộc nhưng hóa ra hoàn toàn vô dụng - Ảnh 6.

4. Bàn phím Dvorak - đối thủ một thời của QWERTY

Ra đời trong những năm 1860, bàn phím QWERTY sau đó đã nhanh chóng có mặt tại hầu hết quốc gia trên thế giới, đặc biệt ở những quốc gia sử dụng tiếng Anh và tiếng Latin.

Những bàn phím đặc biệt ở một số quốc gia sử dụng tiếng Pháp như AZERTY, hay QWETZ ở những nước nói tiếng Đức đều lấy cảm hứng từ QWERTY.

Những thiết kế cực quen thuộc nhưng hóa ra hoàn toàn vô dụng - Ảnh 7.

Thế nhưng đã từng có một thời bàn phím QWERTY đã gặp phải một sự cạnh tranh khốc liệt, khi tiến sĩ August Dvorak phát minh ra một layout bàn phím mới mang tên ông.

Layout này được đánh giá đơn giản hơn, giúp giảm khả năng kẹt phím, gõ được nhiều từ hơn trong một khoảng thời gian so với QWERTY.

Những thiết kế cực quen thuộc nhưng hóa ra hoàn toàn vô dụng - Ảnh 8.

Tuy nhiên do việc sử dụng bàn phím QWERTY đã quá ăn sâu vào thói quen của người đánh máy khiến bàn phím Dvorak không thành công như mong đợi, và nó được xem là phát minh "không nên tồn tại trên đời".

Nhưng dù sao, Dvorak cũng có chỗ dụng võ. Hiện tại, bàn phím loại này đang được một số công ty lập trình phần mềm sử dụng, nhưng không nhiều.

Nguồn: BBC Future, Jalopnik, Wikipedia.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại