Những thiết bị tình báo lợi hại của KGB

Hải Yến |

Sự phát triển của các thiết bị được cơ quan tình báo Liên Xô sử dụng đã tạo một bước ngoặt với sự khởi đầu của cuộc “Chiến tranh Lạnh” trước đây. Và điều đầu tiên mà các nhà thiết kế bắt đầu làm là giảm kích thước của thiết bị. Một trong những tiêu chí chính của thiết bị dùng cho các nhà tình báo và điệp viên là sự kín đáo.

Máy ảnh giấu trong cúc áo

Cách phổ biến nhất để ngụy trang cho máy ảnh là dưới một bao thuốc lá. Cả hai cơ quan tình báo của Liên Xô và phương Tây đều sử dụng nó.

Ở Liên Xô, một chiếc máy ảnh tương tự có mác “Kiev-30” hoặc “Kiev-Vega” đã được sản xuất tại nhà máy Kiev “Arsenal”. Tuy nhiên, ngay từ những năm 1950, họ đã phát triển chiếc máy ảnh có thể giấu trong một chiếc cúc áo.

Máy ảnh mật mã “Ajax-12”.

Cấu trúc của “Ajax” được may vào bất kỳ quần áo nào (áo khoác ngắn, áo choàng hoặc áo mưa) và bảng điều khiển máy ảnh, giống như một thiết bị phóng đại được đặt trong túi. Nó được di chuyển chiếc chổi nhỏ một cách khá kín đáo.

Các mẫu Ajax sau này có thể được gắn vào một chiếc khóa đặc biệt ở chiếc thắt lưng với một tấm gương hơi mờ. Trong trường hợp này, cà vạt được thắt để che được chiếc khóa. Để chụp ảnh, nó cần phải lệch một chút về phía sau- khi đó chiếc cà vạt đã mở phần tầm nhìn cho ống kính. Tuy nhiên, đeo loại máy ảnh này phải là người không thừa cân.

Giai đoạn chụp ảnh có vấn đề nhất của Ajax là hướng máy ảnh vào một vật thể có chiều cao. Thông thường, thay vì một vật thể đầy đủ (nếu là một người) thì chỉ có thể nhìn thấy chân trong ảnh. Do đó, mỗi nhân viên tham gia giám sát đều phải tham gia một khóa học dùng loại camera được ngụy trang dưới những chi tiết khác nhau của bộ quần áo.

Máy ảnh “Zola”

Vào giữa những năm 1970, cơ quan tình báo Liên Xô đã nhận được máy ảnh Zola mới. Loại này có thể quay trên 35mm và được trang bị bộ điều khiển màn trập điện tử và máy phát quang. Trước đó, nhân viên thực hiện thao tác mỗi lần chụp phải tự đặt khẩu độ bằng tay. Hiện giờ, khi vật thể bất ngờ rơi vào bóng tối, hoặc ngược lại di chuyển về phía mặt trời thì Zola sẽ tự động thích nghi với những tình huống đó.

Máy ảnh siêu nhỏ Zodchy

Vào đầu những năm 80, các nhà sáng chế Liên Xô đã sản xuất một thiết bị đặc biệt- máy ảnh Zodchy được ngụy trang thành băng casstte âm thanh Minox phổ biến vào thời điểm đó. Chức năng trực tiếp của máy là chụp ảnh tài liệu A4. Kích thước của “Zodchy” là 47x23,5x17mm, trọng lượng 37gr, góc chụp 76 độ, khoảng cách chụp là 25cm.

Máy ảnh “Zodchy” được tăng kích thước âm bản vì thế giúp in ảnh có chất lượng cao hơn. Điều này rất quan trọng trong trường hợp các tài liệu được chụp có bản in nhỏ hoặc được ghi bằng những ngôn ngữ hiếm.

Máy ảnh Alych

Tuy nhiên, một máy quét liên lạc có tên Alych, chỉ nặng 150gr, vẻ ngoài của nó giống như một bao thuốc. Nguyên lý hoạt động của máy ảnh là thiết bị mở ở góc khoảng 10 độ và quay một vài bánh xe, sau đó máy ảnh được hướng tới và di chuyển dọc theo chiều dài của tài liệu. Độ phân giải của máy quét là 50mm, giúp có thể sao chép thông tin từ một tờ A4 trong ba lần lăn. Trên 1,6m của phim ở trong băng “Alychi” có thể sao chép được đến 30 trang.

Sau một vụ bê bối gián điệp, “Alych” đã rơi vào tay các cơ quan tình báo phương Tây. Có thể nó dựa trên nguyên tắc hoạt động của máy quét Liên Xô đã xuất hiện từ những năm 50, và các mẫu đầu tiên dựa vào kỹ thuật photocopy “Xerox” của Mỹ.

Các loại máy ghi âm ngày càng nhỏ gọn

Các nhà sáng chế Liên Xô đã tiến đến được tầm cao nhất định trong việc sản xuất thiết bị ghi âm cho cơ quan tình báo. Các loại máy ghi âm đầu tiên của Liên Xô dựa trên nguyên mẫu của Đức - bộ máy dây có tên là “Minifon Mi51” cho phép ghi lại một cuộc trò chuyện với thời lượng lên tới 2,5 giờ.

Nó có thể để kín đáo trong một chiếc cặp, nhưng GRU (Tổng cục tham mưu của lực lượng vũ trang LB Nga) cần một kỹ thuật ghi âm nhỏ gọn hơn nữa với các kích thước phù hợp để yên tâm che giấu nó dưới lớp quần áo mỏng bên ngoài hoặc thậm chí là đồ lót. Điều này đặc biệt quan trọng với những nước có khí hậu nóng.

Vào giữa những năm 1960 máy ghi âm cầm tay “Mezon” có dây đã xuất hiện tại TSNIISG (Viện nghiên cứu trung tâm về công nghệ đặc biệt) của KGB cho phép ghi âm liên tục trong 1,5 giờ. Máy ghi âm này hoạt động âm thầm và được gắn vào chiếc thắt lưng đặc biệt bên trong quần áo của người dùng. Tuy nhiên, có một nhược điểm đáng kể: để tìm thông tin quan trọng, đôi khi phải mất khoảng 1 giờ để đợi cho đến khi tua hết. Vì vậy độ bền của dây thường khiến các chuyên gia thất vọng.

Để thay thế cho “Mezon” có loạt máy ghi âm “List” được trang bị chức năng tua nhanh của băng ở cả hai phía và điều chỉnh đều tốc độ và âm thanh mượt mà. Tuy vậy, thời lượng ghi âm vẫn muốn được tốt hơn trước kia. Giải quyết cho vấn đề này là chiếc máy có kích cỡ bằng bao diêm “Moscow-M”, có băng casset lên tới 4 giờ, nhưng các nhà thiết kế Liên Xô quyết định tiến xa hơn nữa.

Vào cuối những năm 1970, FBI đã bắt được giữ một điệp một viên Liên Xô, dưới lớp áo của người này phát hiện thấy thiết bị kích thước bằng hộp diêm. Các nhà chế tạo Mỹ đã rất ngạc nhiên khi biết rằng trước mắt họ là một chiếc máy ghi âm có khả năng ghi được đến 5 giờ.

Tại KGB, chiếc máy này có tên mật mã là “Liliput”. Chiếc máy ghi âm này đã được các điệp viên Liên Xô sử dụng không chỉ để ghi âm các cuộc nói chuyện, mà còn ghi lại và giám sát những vị trí hoạt động trong tương lai.

Tuy vậy, ở Liên Xô ngay cả “Liliput” cũng chưa phải là tối ưu: đầu những năm 80 đã ra đời một chiếc máy ghi âm siêu nhỏ “Motưlek”. Độ dày của nó chỉ có 1cm, điều này giúp có thể để máy ở bất cứ chỗ nào thuận tiện. Chiếc máy “Motưlek” siêu nhạy có thể ghi âm một cách chất lượng ngay cả khi có tiếng ồn bên ngoài.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại