Rất nhiều điều trên thế giới đã thay đổi cùng với các tiến bộ công nghệ và văn hóa. Vì vậy, khi nhìn lại lịch sử, bạn có thể thấy mình hơi bối rối và khó chấp nhận trước những huyền thoại, truyền thuyết hay thông tin mà mọi người tin vào, cũng như cách họ đối phó với các vấn đề phức tạp.
Mọi người tin rằng cừu non mọc trên cây
Vào thời Trung cổ, người ta từng nghĩ rằng có những loài thực vật ở Trung Á mọc ra lông cừu. Niềm tin này trở thành hiện thực do sự thiếu hiểu biết về nguồn gốc của bông và những người sống rất xa châu Á cho rằng nó mọc trên thực vật. Thậm chí, đã có những cuộc thảo luận về việc liệu con cừu, trong trường hợp này, sẽ được coi là sinh vật sống hay trái cây. Và người ta kết luận rằng nó sẽ là cả hai.
Truyền thuyết này thậm chí đã tồn tại hơn 10 thế kỷ, chân thật tới mức người ta còn rèn ra những cây có cừu ở bên trên, để cho các vị hoàng đế muốn chiêm ngưỡng nó.
Người ta nghĩ rằng tử cung của phụ nữ sẽ bay ra ngoài nếu cô ấy đi tàu hỏa
Các tiến bộ công nghệ có thể là một điều đáng sợ, đặc biệt là ở giai đoạn đầu khi nó xuất hiện, bởi đó là thời điểm có rất nhiều khía cạnh của các phát minh mới vẫn chưa được biết đến. Vì vậy, khi tàu hỏa được phát minh vào thế kỷ 19, người ta đồn đại rằng cơ thể phụ nữ không được thiết kế để di chuyển với tốc độ 80km/h và tử cung của người phụ nữ thậm chí có thể bay ra ngoài. Tất nhiên, điều đó đã không xảy ra.
Người châu Âu thời trung cổ tin rằng được nhà vua chạm vào người là có thể chữa khỏi bệnh
Ngày xưa, mọi người tin vào sức mạnh thần thánh của các thành viên hoàng tộc. Trong thời Trung cổ, có một truyền thống phổ biến ở Anh và Pháp rằng nếu nhà vua chạm vào người bị chứng scrofula (viêm bạch huyết), mọi người tin rằng họ sẽ được chữa khỏi. Và vấn đề là căn bệnh này không gây tử vong trong hầu hết các trường hợp, thậm chí nó sẽ tự khỏi. Điều này càng làm dấy lên ảo tưởng rằng nhà vua là người đã chữa khỏi nó.
Thợ mỏ mang theo những con chim hoàng yến theo để thử độc
Trong thế kỷ 20, những người thợ mỏ đã mách nhau việc đưa chim hoàng yến vào các mỏ than. Lý do cho điều này rất đơn giản: loài chim nhạy cảm với khí độc hơn con người. Vì vậy, trong trường hợp có gì đó không ổn trong mỏ, những người thợ mỏ sẽ biết ngay lập tức bằng phản ứng của con chim.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là con chim phải chết vì mục đích cảnh báo những người thợ mỏ. Con chim hoàng yến sẽ được đặt trong một thiết bị có kết nối với bình ôxy. Cách thức hoạt động của nó là khi vào mỏ than, thiết bị sẽ được mở ra, và nếu con chim có dấu hiệu bị nhiễm khí độc, những người thợ mỏ sẽ đóng thiết bị lại. Bình oxy sẽ bắt đầu bơm không khí, để hồi sinh con chim.
Người Anh tin rằng cây mì Ý tồn tại
Vào cuối những năm 1950, chương trình tin tức của BBC đã quyết định sử dụng một trò đùa ngày Cá tháng Tư nói về những người trồng mì Ý trên cây. Công chúng cuối cùng lại coi trò đùa này như một sự thật vì vào thời điểm đó, người Anh không biết nhiều về mì Ý.
Truyền thuyết cuối cùng đã hoàn toàn bị bác bỏ, nhưng phải vào những năm 1960, khi món ăn này đã trở thành một lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Đàn ông từng sử dụng những chiếc mũ đội đầu như một chiếc túi phụ
Hóa ra những chiếc mũ đội đầu không chỉ là một món đồ thời trang. Dưới thời trị vì của Nữ hoàng Victoria vào thế kỷ 19, nam giới ở Anh sử dụng mũ đội đầu của họ như một không gian rộng rãi để chứa các đồ vật. Đó có thể là giấy tờ, những bông hoa hoặc các đồ vật nhỏ khác.
Tương cà đã được dùng làm thuốc
Khi nước sốt cà chua lần đầu tiên được phát minh vào thế kỷ 19, công thức của nó ban đầu chỉ bao gồm nấm và cá. Nhưng Tiến sĩ John Cook Bennet đã đề nghị sử dụng cà chua trong đó và nước sốt đã phát triển thành như bây giờ. Tuy nhiên, lúc đầu, người ta tin rằng sốt cà chua có thể chữa được nhiều bệnh khác nhau, chẳng hạn như tiêu chảy và khó tiêu. Nó thậm chí còn được bán dưới dạng thuốc viên.
Truyền thuyết này đã bị phá bỏ khi những kẻ lừa đảo bắt đầu bán các phiên bản sốt cà chua của riêng mình, tuyên bố chúng có thể tạo nên những điều kỳ diệu.