Não bộ vô cùng bí ẩn và kỳ thú. Chính bởi vậy mà đôi khi có những hành động mà những tưởng ta làm hàng ngày trong vô thức nhưng hóa ra lại được chi phối bởi quy luật tâm lý tự nhiên của con người.
Những hành động đó là gì, và lý giải của nó ra sao? Câu trả lời sẽ được hé lộ ngay sau đây.
1. Vặn nhỏ âm lượng hoặc tắt hẳn loa khi lái xe ở 1 nơi xa lạ
Có 1 sự thật là khi lái xe đến địa điểm lạ, bạn sẽ có xu hướng vặn nhỏ âm lượng radio, hoặc tắt hoàn toàn, ngừng nói chuyện với người trong xe để tập trung lái xe để không bị lạc.
Chuyên gia khoa Tâm lý và khoa học não bộ tại Đại học Johns Hopkins - tiến sĩ Steven Yantis chứng minh rằng, khi tập trung vào việc nghe thì chúng ta sẽ bị giảm tập trung vào thông tin hình ảnh.
Do đó, ta thường vặn nhỏ âm lượng nhạc, radio để tập trung lái xe, không bỏ lỡ thông tin mà mình cần, tránh lạc đường.
2. Thích đỗ xe cạnh 1 xe khác trong khi bãi đỗ xe trống
Con người vốn có tính bầy đàn, nên ta thường làm theo đám đông, trong trường hợp này cũng thế. Mặc cho bãi đỗ xe còn trống nhưng ta có xu hướng đỗ xe ở cạnh 1 chiếc xe khác.
Lý giải cho điều này, Rob Henderson - trợ lý nghiên cứu ở ĐH Yale chia sẻ, ngày nay có quá nhiều sản phẩm và dịch vụ mà ta không có thời gian để thử nghiệm hết.
Bởi vậy, ta có xu hướng dùng những sản phẩm đã được số đông kiểm chứng. Đó là lý do trong quảng cáo hay có câu như sản phẩm được 9 trên 10 chuyên gia khuyên dùng. Sự thật là họ đang cố gắng nhắc chúng ta về tâm lý đám đông.
3. Nam giới không sử dụng 2 bồn tiểu cạnh nhau
Ngay cả khi trông sạch sẽ thì nhà vệ sinh công cộng vẫn đem lại chút gì đó gợn gợn với tất cả mọi người. Bởi chúng ta luôn đề cao không gian cá nhân, tính riêng tư, nói chi đến cái chốn riêng tư, tế nhị đến vậy.
Và với nam giới, họ dường như có 1 quy tắc ngầm đó là trừ khi không còn lựa chọn khác, chứ có "chết" cũng không dùnng bồn tiểu cạnh nhau.
Dễ hiểu thôi mà, bởi đa số mọi người đều không muốn đi vệ sinh dưới ánh mắt của người khác. Đó là lý do vì sao nam giới thích sử dụng bồn tiểu cầu cách xa nhau.
4. Ăn tập thể, khi còn lại 1 miếng - ta thường không muốn ăn nó
Mặc dù khá lạ lùng nhưng đó lại là sự thật mà không phải ai cũng để ý. Điều này đôi khi khá lạ lùng vì nó ngược với nhiều nghiên cứu, rằng thứ càng hiếm thì ta càng muốn có được nó. Thế nên trong quảng cáo, bạn quá quen với cụm từ "số lượng có hạn" nhằm kích thích người mua là thế.
Tuy nhiên, 2 nhà khoa học Daniel A. Effron và Dale T. Miller đến từ ĐH Stanford chỉ ra, mọi người trong 1 tập thể thường không ăn miếng bánh, chiếc kẹo... cuối cùng bởi họ cảm thấy điều này không đúng lắm.
Giới chuyên gia gọi hiện tượng này là sự khuếch tán quyền lợi, cảm thấy mình không nên thưởng thức miếng bánh cuối cùng.
5. Đã thích ai thì ta sẽ hướng bàn chân về phía người đó khi trò chuyện
Không chỉ tư thế cơ thể mà hướng bàn chân cũng nói lên nhiều điều khi bạn giao tiếp với những người xung quanh đấy!
Cụ thể, nếu 1 người hướng thân về phía bạn nhưng chân lại xoay sang hướng khác, thì điều đó có nghĩa là người này không thực hứng thú với cuộc trò chuyện này đâu.
Joe Navarro - tác giả của cuốn "Cơ thể đang nói gì" giải thích rằng, tất cả những hành động đều xuất phát từ bản chất chúng ta. Cơ thể luôn đảm bảo rằng bàn chân có thể phản ứng ngay lập tức khi cảm thấy có mối đe dọa.
Đó là bản năng sinh tồn. Do đó, khi cảm thấy an toàn, thoải mái, chân sẽ để ở vị trí vượt khỏi vùng an toàn. Ví thử ta thường đứng bắt chéo chân khi thấy thoải mái, lúc ở 1 mình, nhưng khi có người lạ, bạn sẽ thoát thế, đứng với tư thế để có thể chạy trốn nhanh. Do đó, khi thấy chán trò chuyện, chân sẽ hướng về phía khác thôi.
6. Đã là nam nhi thì rất ngại hỏi đường
Một cuộc khảo sát được tiến hành đã cho ra kết quả này. Theo đó, chỉ có 6% nam giới sẽ hỏi đường người lạ nếu bị lạc. Và trung bình 1 nam giới sẽ chấp nhận đi thêm 1.448km trong vòng 50 năm chỉ vì ngại hỏi đường.
Chuyên gia tâm lý Mark Goulston đã cố gắng lý giải cho việc này. Ông cho rằng, nam giới ngại hỏi đường dù biết mình đi nhầm chỉ vì họ không muốn tỏ ra yếu đuối, sợ bị tổn thương hay bẽ mặt mà thôi.
7. Giữ cửa cho người khác
Là 1 cử chỉ lịch sự, giữ cửa cho người khác là điều ta được học ngay khi còn nhỏ. Nhưng ngoài phép lịch sự này thì còn lý do nào khiến ta làm điều này không?
Theo nhà khoa học Joseph Santamaria và David Rosenbaum, ta thường giữ cửa để tiết kiệm năng lượng tập thể, tức là giúp người đi sau không cần phí năng lượng để giữ cửa nữa.
Ngược lại khi có ai khác giữ cửa cho bạn thì bạn cũng không cần mất năng lượng làm việc này. Ở 1 khía cạnh khác, điều này phản ánh "quy tắc vàng về đạo đức" - đó là đối xử với mọi người theo cách mà bạn muốn họ cư xử với bạn.
8. Không mua món đồ đắt nhất hay rẻ nhất
Ai trong chúng ta chẳng muốn tiêu tiền 1 cách hợp lý, bởi tiền có phải là giấy đâu. Thế nên ta thường chọn các sản phẩm có giá cả, chất lượng tương ứng, giá hời mà chất lượng tốt thì càng tuyệt.
Theo tâm lý người dùng, giá quá cao hay quá thấp cũng khiến cho người mua đắn đo và đặt câu hỏi về chất lượng sản phẩm. Vì thế, các nhà marketing để bán được 1 sản phẩm sẽ cố tình đặt nó cạnh sản phẩm đắt hơn và rẻ hơn. Và nhiều người sẽ chẳng chần chừ mà chọn lấy món đồ giá tầm trung này luôn và ngay.