Những nguyên nhân khiến vô lăng ô tô rung lắc

Trần Đình |

Vô lăng là một trong những bộ phận cần thiết thuộc hệ thống lái xe ô tô. Tuy nhiên, một số tài xế đã gặp phải trường hợp vô lăng rung lắc khi xe di chuyển ở tốc độ cao hoặc có thể bất cứ lúc nào khi nó đi về phía trước. Dưới đây là nguyên nhân cụ thể và tình trạng tay lái ô tô bất ổn định khi lăn bánh.

Nguyên nhân khiến tay lái ô tô rung lắc

Không lắp bánh xe đúng cách: Khi vô lăng bất ổn, nên kiểm tra bộ phận lốp xe đầu tiên. Nếu chi tiết này bị sai lệch vị trí, hư hỏng hay vốn có chất lượng thấp thì sẽ gây ra sự mất cân bằng giữa các bánh xe. Nó khiến các tài xế dễ dàng nhận thấy độ rung tay lái, thậm chí là toàn bộ chiếc xe khi di chuyển từ tốc độ từ 60 km/h.

Những nguyên nhân khiến vô lăng ô tô rung lắc  - Ảnh 1.

Cùng với đó, sau một thời gian sử dụng, lực căng của các bánh xe sẽ không còn đồng đều hoặc bề mặt lốp mòn không đều do không được đảo lốp hoặc đảo không đúng cách dẫn đến khả năng tiếp xúc với mặt đường kém cũng chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng rung, lắc vô lăng.

Hệ thống treo: Đây là bộ phận quan trọng giúp xe hơi luôn vận hành một cách êm ái. Hệ thống này loại bỏ những dao động thẳng đứng giúp hạn chế các ảnh hưởng cơ học đến khung và các chi tiết kim loại khi xe đi qua những đoạn đường không bằng phẳng. Sự rung lắc thường xảy ra do các bộ phận bị ăn mòn, các chấn động bị mòn, các kết nối lỏng lẻo hoặc sự mất cân bằng của trục lái.

Những nguyên nhân khiến vô lăng ô tô rung lắc  - Ảnh 2.

Phanh có vấn đề: Nếu gặp hiện tượng rung, lắc khi phanh xe, hãy kiểm tra đĩa phanh. Bởi rất có thể bộ phận này đã bị cong, vênh, mòn không đều khiến bộ kẹp phanh và má phanh không siết chặt đĩa phanh dẫn. Do đó, kẹp phanh cũng là 1 trong những bộ phận cần xem xét khi tay lái rung lắc ở tốc độ cao. Ở những thời điểm di chuyển ở tốc độ cao, độ rung sẽ càng tăng và thậm chí sẽ có mùi khét vào lúc dừng xe.

Những nguyên nhân khiến vô lăng ô tô rung lắc  - Ảnh 3.

Khoang động cơ vận hành bất ổn định: Tay lái giật mạnh khi tăng tốc có thể liên quan đến một số điểm yếu trong khoang động cơ. Nguyên nhân có thể đến từ dây bugi hỏng hoặc lỏng lẻo, lọc không khí hoặc lọc bugi bị bẩn khiến chiếc xe không đủ không khí, nhiên liệu hoặc tia lửa điện cần thiết để hoạt động.

Cách khắc phục vô lăng bị rung

Cân bằng và siết chặt bốn lốp: Bề mặt tiếp xúc của lốp với độ võng của mặt đường xuất phát từ việc độ cứng của lốp không chuẩn, đồng nghĩa với việc 4 bánh xe sẽ không hoạt động đồng đều, tạo ra độ lệch làm rung chuyển toàn bộ chiếc xe, đặc biệt là tay lái. Do đó, chủ sở hữu nên đưa "xế cưng" đến đội ngũ sửa chữa chuyên nghiệp để điều chỉnh độ nén và cân bằng hệ dẫn động 4 bánh. Ngoài ra, chúng ta còn có thể lắp thêm bộ cảm biến áp suất lốp để liên tục theo dõi độ căng của bánh xe.

Những nguyên nhân khiến vô lăng ô tô rung lắc  - Ảnh 4.

Kiểm tra chân cao su: Sau nhiều ngày sử dụng, các miếng đệm cao su bên trong chân máy bị mòn khiến ô tô di chuyển tròng trành và sẽ tác động lên động cơ, gây ra các tác động nhỏ lên phần khung. Do đó, chân cao su là một trong những lí do gây rung tay lái khi phương tiện vận hành. Chủ sở hữu nên kiểm tra chất lượng hoạt động của chân máy và chân cao su.

Những nguyên nhân khiến vô lăng ô tô rung lắc  - Ảnh 5.

Chi tiết chân máy.


Rô-tuyn: Bộ phận này nằm trong danh sách các chi tiết quan trọng trong hệ thống dẫn lái. Rô-tuyn cũng có thể được hiểu là khớp cầu, là phần tác động và điều hướng cho bánh xe. Nếu cánh quạt ở chi tiết này bị lỗi, việc lái xe sẽ không chuẩn, vô lăng bị rung hoặc thậm chí là mất lái.

Những nguyên nhân khiến vô lăng ô tô rung lắc  - Ảnh 6.

Vị trí của rô-tuyn trên ô tô.


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại