Những người trẻ Trung Quốc sáng mở mắt ra không thấy gì ngoài nợ: 'U mê' với các ứng dụng cho vay, thoải mái tiêu xài đến lúc nhìn lại đã quá muộn

Băng Tâm |

Giới trẻ Trung Quốc thích tiêu xài hơn hẳn Nhật Bản hay Hàn Quốc.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

"Điều đầu tiên tôi tỉnh dậy mỗi sáng là nhớ đến số tiền tôi đang nợ", anh Wang Jun, một thanh niên 23 tuổi đang làm quản lý cho quán cà phê Internet tại tỉnh Anhui ảo não nói.

Chàng trai chưa tốt nghiệp đại học này phải di chuyển 43km để đến chỗ làm mỗi ngày nhưng anh chẳng còn lựa chọn nào khác khi hàng ngày bị chủ nợ gọi điện đòi. Mọi chuyện bắt đầu từ năm 2015 khi Wang dính vào ứng dụng Huabei của tập đoàn Ant Financial Group, vốn tuyên bố có hơn 300 triệu người dùng trên toàn cầu.

Những người trẻ Trung Quốc sáng mở mắt ra không thấy gì ngoài nợ: U mê với các ứng dụng cho vay, thoải mái tiêu xài đến lúc nhìn lại đã quá muộn - Ảnh 1.

Kể từ đó, anh Wang đã vay nợ từ Huabei cũng như nhiều ứng dụng khác tới 80.000 Nhân dân tệ và trong suốt 6 năm qua, chàng trai này mới thanh toán được 25%. Phần lớn số tiền này được Wang tiêu xài cá nhân và khi đã vay quá nhiều trên 1 ứng dụng, anh lại vay từ một ứng dụng khác để trả nợ cũ.

"Những dịch vụ như của Huabei rất cám dỗ khi bạn tưởng như mình có rất nhiều tiền để xài. Chúng cho phép bạn rút tiền nhanh chóng mà chẳng phải chứng minh tài sản hay thế chấp gì cả", anh Wang cho biết.

Trên thực tế, hãng tin Bloomberg cho biết giới trẻ Trung Quốc ngày nay đang ngập trong nợ nần vì những ứng dụng vay tiền dễ dàng. Lối sống chạy theo vật chất đã khiến thế hệ Gen Z, những người sinh trong khoảng 1996-2010 thích được hưởng thụ bất chấp ngập trong nợ nần.

Đồng quan điểm, báo cáo của McKinsey&Co cho thấy đối tượng gen Z là những người quen sống trong nhung lụa nên họ sẵn sàng vay nợ để chi tiêu nhiều hơn.

Từ trước khi đại dịch Covid-19 diễn ra, tổng nợ tín dụng (ngoại trừ nợ thế chấp bất động sản và ô tô) tại Trung Quốc đã lên đến 9,3 nghìn tỷ Nhân dân tệ, tương đương 1,4 nghìn tỷ USD, cao gấp 3 lần so với năm 2015. Số tiền này thậm chí chưa tính đến những khoản vay

Khác biệt thế hệ

Hệ thống ngân hàng Trung Quốc đã bắt đầu cung cấp dịch vụ cho vay cá nhân từ năm 1987 nhưng chỉ với những người có thu nhập ổn định và chứng minh được tài chính. Đến năm 2009, một số tổ chức tài chính trong và ngoài nước cũng được tham gia mảng này và họ cho vay với tốc độ nhanh hơn nhiều các ngân hàng truyền thống.

Những tổ chức này chấp nhận cho cá nhân vay số tiền nhiều gấp 5 lần lương tháng và đồng ý kéo dài thời gian trả nợ tùy trường hợp.

Những người trẻ Trung Quốc sáng mở mắt ra không thấy gì ngoài nợ: U mê với các ứng dụng cho vay, thoải mái tiêu xài đến lúc nhìn lại đã quá muộn - Ảnh 2.

Văn hoá tiêu dùng, tiết kiệm đã thay đổi giữa các thế hệ Trung Quốc

Thế nhưng mọi chuyện chỉ thực sự bùng nổ từ năm 2013 khi các hãng thương mại điện tử và công nghệ tham gia cuộc chơi. Ant Financial của Alibaba với các ứng dụng Huabei, Jiebei chỉ là 1 trong số vô vàn những doanh nghiệp tài chính điện tử khác bủa vây giới trẻ Trung Quốc.

Trang Baitiao của JD cho phép người dùng vay nợ trực tuyến trả góp trong khi Tencent cũng cho ra mắt Weilidai, nền tảng tín dụng online qua smartphone.

Với thế mạnh công nghệ cũng như dữ liệu khách hàng lớn, các tập đoàn này dễ dàng thổi bùng lên cuộc sống nợ nần của giới trẻ Trung Quốc khi họ dễ dàng lấy được tiền chỉ trong 5 phút với vài cú bấm điện thoại.

Ví dụ như Huabei, ứng dụng của Alibaba này có thể cho người tiêu dùng vay từ 500-50.000 Nhân dân tệ tùy vào cơ sở dữ liệu chi tiêu cá nhân chỉ trong vài phút.

Nghiên cứu của trường đại học Tsinghua cho thấy 66% số người vay tiền kiểu này dưới 39 tuổi và chỉ có 1% là trên 50 tuổi. Điều này cho thấy tầng lớp người cao tuổi, vốn đã quá quen với những cuộc khủng hoảng, đói ăn và thiếu thốn vẫn chưa từ bỏ lối sống tiết kiệm.

Chính nhờ tầng lớp cao tuổi mà hiện nay Trung Quốc vẫn là một trong những nước có tỷ lệ tiết kiệm cá nhân cao nhất thế giới. Tỷ lệ này đạt đỉnh vào năm 2018 với 51,8% và giảm nhẹ xuống còn 44,2% vào năm 2019.

Thế những với những lớp trẻ, vốn thường sống trong gia đình 1 con và được chăm sóc mọi bề thì lại chỉ tập trung vào sự thỏa mãn hiện tại ngay cả khi chúng vượt quá khả năng tài chính cá nhân.

"Những ký ức đau thương về đói nghèo khiến thế hệ cha mẹ, ông bà chúng tôi vẫn tiết kiệm nhiều nhất có thể. Thế nhưng chúng tôi được sống trong giai đoạn kinh tế bùng nổ với vô số cơ hội cũng như sự hấp dẫn từ vật chất thì tiền bạc, của cải kiếm được lại chỉ để tiêu và hưởng thụ.

Cá nhân tôi thì cho rằng chi tiêu sẽ giúp nâng cao chất lượng đời sống và phù hợp với chiến lược tập trung vào thị trường tiêu thụ nội địa của nền kinh tế Trung Quốc", anh Ge Kun, một sinh viên đại học tại Bắc Kinh cho biết.

Những người trẻ Trung Quốc sáng mở mắt ra không thấy gì ngoài nợ: U mê với các ứng dụng cho vay, thoải mái tiêu xài đến lúc nhìn lại đã quá muộn - Ảnh 3.

Giới trẻ Trung Quốc thích tiêu xài hơn giới trẻ Nhật Bản, Australia hay Hàn Quốc.

Lỗi của... Bộ thương mại?

Trên thực tế, Bộ thương mại Trung Quốc đã đề nghị thúc đẩy chi tiêu cá nhân từ năm 2017, qua đó làm động lực cho tăng trưởng kinh tế cũng như giảm bớt sự phụ thuộc vào xuất khẩu.

Chính chiến lược này đã khiến Trung Quốc tung ra hàng loạt chính sách như giảm thuế thu nhập, khuyến khích ngân hàng cho vay tiêu dùng cũng như mở rộng thương mại điện tử đến vùng nông thôn.

Tuy nhiên sự tăng trưởng nóng này lại không đi kèm giám sát khiến chẳng cơ quan chức năng nào kiểm tra, kiểm soát ai mới được vay vốn và số tiền là bao nhiêu, những rủi ro là gì hay các hình thức thu nợ ra sao.

Chính sự lỏng lẻo này đã khiến rất nhiều trường hợp tự sát vì nợ nần chồng chất từ các ứng dụng vay vốn đã xảy ra. Đơn cử như trường hợp của anh Zheng Dexing, một sinh viên đại học nhảy khỏi tòa nhà khách sạn tử vong sau khi nợ tới gần 590.000 Nhân dân tệ từ nhiều ứng dụng vay vốn khác nhau để cờ bạc vào năm 2017.

Thậm chí, nhiều ứng dụng còn biến tướng khi yêu cầu các cá nhân nữ phải gửi hình khỏa thân để được nhận tín dụng. Tháng 4/2017, cô Xiamen đã tự sát sau khi chủ nợ đe dọa sẽ tung ảnh nóng của cô lên mạng.

Sự mất kiểm soát này đã khiến Trung Quốc quyết định dừng các ứng dụng cho vay như trên lại từ tháng 3/2021. Các ngân hàng được yêu cầu phải xin phép trước khi tham gia thị trường tín dụng cá nhân trực tuyến.

Thế nhưng theo hãng tin Bloomberg, hiện vẫn có khoảng 7.000 tổ chức cho vay như trên đang hoạt động.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại