Những máy thở MV20 đầu tiên 'đặt chân' đến TP.HCM

NHẬT LINH |

Những máy thở MV20 đầu tiên do Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản tiếp nhận vừa về đến TP.HCM, bắt đầu sứ mệnh phục vụ bệnh nhân COVID-19.

Ngày 24/4, Tiến sĩ Nguyễn Cao Trí - Chủ tịch Đại học Văn Lang cho biết những máy thở Eliciae MV20 đầu tiên do Nhà trường và tập đoàn Vạn Thịnh Phát tài trợ 100% kinh phí vừa về đến TP.HCM từ Nhật Bản.

Theo đó, số máy thở này nằm trong dự án sản xuất 2.000 máy thở để phục vụ công tác phòng, chống COVID-19 tại Việt Nam.

Dự án này được sự ủng hộ mạnh mẽ của các cấp có thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng không những quan tâm, động viên mà còn giao nhiệm vụ 2.000 chiếc máy thở MV20 phải được sản xuất chất lượng nhất trong thời gian nhanh nhất để đưa vào phòng, chống dịch COVID-19”, ông Trí cho biết.

Về ưu điểm của MV20, PGS TS Công Quyết Thắng - Chủ tịch Hội Gây mê Hồi sức Việt Nam, cho biết, việc áp dụng và đưa Van Venturi vào cơ chế hoạt động của hệ thống ống thở được mở (có phần tạo áp lực và phần hút khí) có thể duy trì áp lực ổn định dù cho thể tích gia áp biến đổi đột ngột.

Van Venturi sử dụng luồng không khí như một màng chắn di động, không cần cơ cấu cơ khí nên có độ bền lâu”, ông Thắng cho biết.

Cũng theo ông Thắng, máy thở Eliciae MV20 còn rất an toàn, do có ứng dụng công nghệ hệ thống hút toàn bộ khí thở của bệnh nhân không đưa ra ngoài không gian bệnh viện tránh lây nhiễm chéo trong chính môi trường điều trị bệnh.

Trong khi đó, TS BS Đỗ Quốc Huy - Phó Giám đốc Bệnh viện 115 TP.HCM cho biết, máy thở Eliciae MV20 rất phù hợp để triển khai ở các bệnh viện dã chiến hoặc các khu cách ly của các bệnh viện, nơi không thể có đủ máy thở hiện đại và bác sĩ cũng như nhân viên y tế chuyên khoa Hồi sức cấp cứu.

MV20 khá đơn giản, khác hẳn với những chiếc máy thở hiện đại rất tinh vi và phức tạp tại khoa Hồi sức tích cực. Máy chỉ có 2 mode thở, vận hành đơn giản và không cần phải huấn luyện nhiều, 1 bác sĩ đa khoa cũng có thể sử dụng được.

Ngoài ra, nó có thể giúp cải thiện oxy hóa khá hiệu quả cho những người bệnh suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS) mức độ nhẹ đến vừa. Khi vận hành máy có thể đảm bảo an toàn cho người bệnh vì ít có khả năng gây thêm những tổn thương phổi do thở máy và an toàn cho nhân viên y tế”, bác sĩ Huy nhấn mạnh.

Dự kiến, toàn bộ 2.000 máy thở này sẽ được chuyển giao từ tháng 4 đến tháng 6/2020.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại