Những lời xin lỗi không đáng được tha thứ

Vân Trang |

Có những lỗi sai sẵn sàng được tha thứ, nhưng có lỗi sai không được phép mắc phải, thậm chí, không thể cho qua 1 cách dễ dãi.

Họ đang suy nghĩ gì trong đầu vậy? Họ có thực sự biết mình sai không?

Louis Phạm - cái tên mà lúc nào xuất hiện, chúng ta cũng phải thốt ra: Ôi lại nữa hả?!

Cô gái 2k3 là một trong những cái tên nổi bật nhất trong làng tạo “phông bạt” thời gian qua. Vì từ lúc bị phát hiện “phông bạt” những lần đầu cho đến loạt bài xin lỗi gần đây, người ta vẫn không tin được: Sao có thể giả dối tới như vậy?

Mới đây, Louis Phạm lại xin lỗi. Lần này cô chính thức thừa nhận không chuyển số tiền được che bằng 8 chiếc lá xanh xanh (mọi người đoán 500 triệu đồng) cho Uỷ ban MTTQ Việt Nam. Cô tự nhận đó là hành động “dại dột”, “thiếu đạo đức, gây ảnh hưởng xấu tới dư luận, xã hội và gia đình”, đồng thời cho biết mình đã lấp liếm cho cái sai của bản thân.

Những câu tự kiểm điểm này, trong năm 2024, dân tình có lẽ đã nghe quen. Người ta thật sự quá chán ngán những lời sáo rỗng này, điều dân tình thật sự quan tâm là liệu Louis Phạm có thực sự nhận ra được lỗi sai của mình hay chưa? Hay là chỉ khi dân mạng làm gắt lên, thì cô mới “thôi thì xin lỗi cho xong"?

 - Ảnh 1.

Louis Phạm và một số TikToker hay KOL khác khi mắc lỗi sai, họ đều giống nhau đến kì lạ.

Họ làm sai những lỗi rất nghiêm trọng, và đáng nói nó là vấn đề đạo đức cơ bản, đến mức người bình thường cũng phải thốt lên: Trong đầu họ nghĩ cái gì vậy? Họ dám đem chuyện đó ra câu view và làm trò đùa ư?

Sau đó, họ lại tỏ ra hối lỗi bằng những câu xin lỗi thảm thiết: “Em không những làm sai mà còn cố biện minh, lấp liếm cho cái sai của mình”, “Đây là những hành động tệ hại, gây ảnh hưởng đến người thân và làm tổn thương đến những người đã từng theo dõi, yêu quý”…

Thế nhưng đây đâu phải lần đầu tiên Louis Phạm mắc lỗi! 

Cộng đồng mạng không tự dưng soi gay gắt với Louis Phạm, bởi hãy nhìn xem những gì cô từng làm trong quá khứ: Nhiều lần bị tố lối sống “phông bạt”, thách thức cộng đồng mạng, và gần đây nhất là lùm xùm liên quan đến quan điểm chính trị.

Louis Phạm dường như không có điểm dừng trong việc thách thức lòng tin dư luận. Dường như cô gái trẻ này không tự đặt ra được chuẩn mực đạo đức cho mình, không phân biệt hành động nào đúng - sai, không biết những giới hạn không được vượt qua.

 - Ảnh 3.

Phải khẳng định, chúng ta cũng hiểu rõ việc “đánh kẻ chạy đi, không đánh kẻ chạy lại”. Thế nhưng người mắc lỗi thì phải nhận thức được việc vì sao đó là lỗi sai, và phải có hành động thể hiện rõ rằng họ nhận ra lỗi và sẽ sửa chữa. Nhưng sau bao nhiêu lần, Louis Phạm dường như chẳng thể hiện gì ngoài việc lại tiếp tục tái diễn một lỗi sai nghiêm trọng nào đó trong tương lai và xin lỗi tiếp.

Một người khác cũng có vấn đề tương tự Louis Phạm, không nắm được những quy tắc sống cơ bản, đó là Việt Anh Pí Po.

Việt Anh Pí Po, một người nổi tiếng về việc hay nói đạo lý, thế nhưng lại bị “check var” sao kê từ 1 triệu đồng mà khoe cả chục triệu đồng. Việt Anh xin lỗi nhưng trong lần đầu tiên, anh lại đổ cho… người khác chuyển khoản, còn bản thân chỉ có lỗi do không check kịp. Nhưng dân mạng cũng lại tiếp tục phản dame rằng muốn chuyển khoản trên 10 triệu đồng thì phải cần Face ID chính chủ. Thế là, Việt Anh lại tiếp tục xoá bài và xin lỗi tiếp.

 - Ảnh 4.

2 lần xin lỗi đáng chê trách của Việt Anh Pí Po!

Đó còn là trường hợp của T. – con gái của “giang hồ mạng” bị phát hiện phông bạt khi chỉ chuyển khoản 10 triệu đồng, nhưng khoe là 50 triệu đồng. Sau khi con gái lên xin lỗi thì lập tức, bố T. lại đưa những người khác ra làm tấm khiên chắn cho cái sai của con mình một cách rất vô lý: “Học sinh 10 triệu như thế là nhiều rồi. Những cái bạn toxic thì đàn ông mặc váy, phụ nữ thì góp ý thôi. Mình đã đóng góp được nghìn nào đâu, mình đã hơn người ta đâu mà…”.

Cũng không thể không nhắc đến lời xin lỗi như 1 trò đùa của cô ca sĩ Y. nào đó, khi giải thích rằng mình fake bill chuyển khoản từ thiện và che số tiền lại để các bên show có thể nhanh chóng ứng tiền ra để cô làm từ thiện. Con số không phải 500 triệu đồng như lời đồn mà đó là 1 con số khác. Cụ thể đó là bao nhiêu thì cô không nói và nó chắc chắn cũng không có thật. Một lời xin lỗi mà đúng hơn là đang biện minh cho cái sai của mình, rằng mình vẫn tốt đẹp chỉ hơi... xui khi bị phát hiện ra sự thật mà thôi.

Cùng rất nhiều cái tên phông bạt và sống lỗi khác bị phát hiện giữa mùa bão lũ, nếu không có sao kê từ MTTQ, chắc chắn, họ đã rất ngạo nghễ với đời và không hề may may hổ thẹn với mình. 

Bất kì ai cũng nên đặt ra cho mình những giới hạn không được phép xâm phạm, đặc biệt là những giới hạn về mặt đạo đức. Vì đó giới hạn cuối cùng để kéo 1 con người ra xa khỏi những hậu quả đáng tiếc. Giống như sự việc vừa qua, ê chề đến độ nào khi cả nước đã biết bạn là người đến lòng tốt và sự lương thiện cũng là hàng fake.

 - Ảnh 6.

“Bạn không mất gì nếu không giúp đỡ người khác, nhưng sẽ mất tất cả nếu gian dối rồi xin lỗi"

Có những lỗi sai sẵn sàng tha thứ, nhưng có lỗi sai không được phép mắc phải. Đó là những lỗi sai thể hiện sự suy giảm nghiêm trọng về mặt đạo đức, điển hình như: Xúc phạm cha mẹ, xúc phạm bậc đáng kính trong xã hội, hoặc lừa đảo số đông để chuộc lợi cho bản thân.

Đó là những lỗi sai mà một khi đã mắc phải, bạn hãy chấp nhận rằng: Bạn có thể bị nhắc cả đời, bạn phải mất rất nhiều thời gian và công sức để gây dựng lại uy tín cho mình, có thể cũng sẽ không bao giờ quay lại được như lúc đầu.

Với những người là KOL, có tầm ảnh hưởng đến xã hội thì lại càng phải biết suy nghĩ trước khi nhấn enter bất kì “động thái" nào của mình trên mạng. Bởi tất cả đều đã được lưu lại. Sai lầm nào cũng phải trả giá. Nếu bạn càng được biết đến nhiều, càng nổi tiếng thì cái giá phải trả càng đắt, càng nặng. 

 - Ảnh 7.

Tôi không biết rồi Louis Phạm, Việt Anh Pí Po hay một số người sai phạm liên quan đến vấn đề đạo đức thời gian qua có nghĩ đến việc xuất hiện trở lại trên không gian mạng hay không? Và họ sẽ dùng kịch bản nào để tái xuất? Song chắc chắn 1 điều, họ sẽ chẳng bao giờ được đón nhận, ít nhất là như trước đây. Netizen Việt dần “nhớ dai" hơn và họ cũng rất rạch ròi trong việc đúng - sai, yêu - ghét, ai nên ủng hộ người nào nên chê bai… Tiếng nói của cộng đồng dần trở thành một thứ “quyền lực ngầm" mà nhiều người “có tật" bắt đầu phải “giật mình".

Dưới đây là góc nhìn của dân mạng - những người không chấp nhận lời xin lỗi của kẻ đã dối gạt họ hết lần này đến lần khác.

- “Đây là vấn đề đạo đức chứ không phải ủng hộ hay không ủng hộ. Làm sai thì người khác có quyền lên án, chứ đừng dung túng lối sống dối trá, xong bị phát hiện thì 1-2 bài xin lỗi và lần sau lại tái diễn nữa”.

- “Phông bạt gây oan uổng cho Uỷ ban MTTQ, một tổ chức của Nhà nước. Trên mạng ai cũng đóng góp mấy trăm, mấy tỷ, nhân gấp 1.000 lần số tiền thực tế lên. Rồi người dân lại nói tiền đóng góp trên mạng thấy cả mấy ngàn tỷ, sao Uỷ ban MTTQ chỉ có nhiêu đó? Nếu không giúp được tiền bạc thì lên tiếng động viên là tốt rồi. Bạn không mất cái gì nếu không giúp đỡ người khác, nhưng bạn sẽ mất tất cả nếu gian dối, rồi lại bày đặt xin lỗi. Nhất là khi lợi dụng trên khó khăn của đồng bào. Có đáng để đánh đổi không?”.

- “Chúng ta có thể flex/chia sẻ việc làm từ thiện của mình với mục đích khuyến khích mọi người. Từ thiện đáng được tôn vinh, lòng tốt được thể hiện bằng sự chân thành và không toan tính. Nhưng nếu bạn phóng đại hoặc thổi phồng số tiền đóng góp để khoe mẽ thì lòng tốt ấy sẽ bị đặt dấu chấm hỏi. Khi đó, mọi người sẽ không còn nhìn nhận ban qua sự đóng góp mà chỉ thấy sự giả tạo. Những bài xin lỗi kiểu này cũng thật khó chấp nhận, vì rõ ràng trước đó họ đã suy nghĩ quá sai rồi".

 - Ảnh 8.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại