Những huyền thoại còn ẩn giấu về cuộc đời của Thành Cát Tư Hãn (P2)

Bích Luyện |

Thành Cát Tư Hãn được đánh giá là một vị "chúa tể" thao trường tàn bạo gây ra đau thương, mất mát cho hàng chục triệu người khắp nơi.

1. Cựu thù trở thành tướng thân cận

Sở dĩ, đế chế Mông Cổ lớn mạnh nhanh chóng không chỉ bởi sự tàn bạo, quyết liệt "diệt trị tận gốc" trên trận mạc mà còn bởi sự linh hoạt, khéo léo mềm dẻo trong việc dụng binh, dụng nhân, thu nạp người tài của vị tướng lỗi lạc Thành Cát Tư Hãn.

Theo Nguyên sử, trước mỗi trận đánh Đại Hãn đều cho quân phát đi các tín hiệu mở đường lùi cho đối phương nếu quy thuận thì sẽ thu nạp toàn bộ thành trì mà không tấn công.

Nếu đối phương ngoan cố thủ thành mới đem quân đi chinh phạt. Và ngay cả khi thành trì đó thất thủ, những tướng lĩnh dù bại trận nhưng nếu xin quy hàng, ông vẫn thu nạp và đãi ngộ tử tế.

Đại Hãn là người không chỉ dũng mãnh mưu lược trong trận mạc mà cũng rất giỏi trong việc phát hiện, nhìn nhận và đánh giá người tài.

Những tướng lĩnh địch gia nhập quân Mông, Thành Cát bằng kinh nghiệm của mình sẽ đánh giá trình độ, năng lực rồi thăng chức cho họ hơn là việc họ đã trung thành với ai trước đây và đã đối đầu với Mông Cổ như thế nào.

Vì đại cục, Đại Hãn thường gạt đi ân oán xưa kia để quy tụ người tài, đây là phẩm chất rất khác biệt và nổi trội của Thành Cát Tư Hãn mà nhiều tướng lĩnh không có được, giúp ông chinh phạt được thế giới rộng lớn.

Một trong những điển hình nhất vẫn còn được nhắc đến trong Mông Cổ bí sử là vào năm 1201, khi Đại Hãn đem quân đi đánh bộ tộc Taijut, ngựa chiến của vị mãnh tướng đã trúng tên trong khi đang phi nước đại trên chiến trận, khiến Thành Cát suýt chết.

Khi bộ tộc Taijut bại trận, Thành Cát cho bắt các binh lính thua trận và yêu cầu họ nói ai đã bắn tên trúng ngựa chiến của ông.

Trong sự sợ hãi của những kỵ binh bại trận, một tù binh gan dạ đứng lên thừa nhận trước vị nguyên soái và toàn bộ binh lính chính anh ta là cung thủ.

Bị ấn tượng mạnh với sự dũng cảm của cung thủ và với kinh nghiệm trận mạc, ông sớm đoán biết đây chính là người tài, lập tức tuyên bố bổ nhiệm một vị trí chỉ huy một đội kỵ binh trong quân đội và đặt tên là "Triết Biệt (Jebe)" để ghi nhớ sự dũng cảm và tài năng của người này.

Và sự thành công vang dội của đội quân Mông Cổ sau này, có một phần công sức không nhỏ của viên tướng Triết Biệt.

Cùng với Tốc Bất Đài thì Triết Biệt được ví là cánh tay phải đắc lực và thân tín của Thành Cát Tư Hãn. Đây cũng là một trong những vị tư lệnh trận mạc vĩ đại nhất của Mông Cô trong cuộc chinh phạt mở mang bờ cõi.

2. Khôi phục thời hoàng kim "Con đường tơ lụa"

Sự sụp đổ của nhà Đường ở Trung Hoa kéo theo sự lụi tàn của "Con đường tơ lụa". Nhưng khi đế chế Mông Cổ lớn mạnh dần lên mang quân đi chinh phạt những miền đất lạ đã làm "sống lại" sự huy hoàng, thịnh vượng cho "Con đường tơ lụa".

Những huyền thoại còn ẩn giấu về cuộc đời của Thành Cát Tư Hãn (P2) - Ảnh 1.

Thành Cát Tư Hãn không chỉ dùng "Con đường tơ lụa" để giao thương hàng hóa với Châu Âu mà còn dùng nó để đi chinh phạt thế giới và ông bắt đầu kế hoạch này với cuộc cuộc viễn chinh đến Ả Rập và Thổ Nhĩ Kỳ.

Ông không chỉ kiệt xuất trên chiến trận mà còn có tầm nhìn chiến lược xuất sắc ở nhiều lĩnh vực.

Các thành phố lớn trên con đường tơ lụa đều do quân Mông Cổ kiểm soát với hầu hết tiền bạc đều rơi túi người Mông, nhưng mặt khác Thành Cát cho ban hành những chính sách trị vì linh hoạt, phù hợp như cho phép tự do tôn giáo và bảo hộ để phát triển văn hóa.

Những huyền thoại còn ẩn giấu về cuộc đời của Thành Cát Tư Hãn (P2) - Ảnh 2.

Đế chế Mông Cổ - Hình minh họa.

Chính quan điểm tiến bộ, sáng suốt này giúp người Mông Cổ không chỉ kiểm soát được quyền lực mà còn duy trì sự ổn định và kích thích thương mại phát triển ở cả hai lục địa Á - Âu.

Chính từ đây là tiền đề đặt nền móng cho sự phát triển và tiến bộ của những nền văn minh trên thế giới. "Con đường tơ lụa" một lần nữa trở lại thời hoàng kim dưới sự vực dậy của người Mông Cổ.

Tham khảo nhiều nguồn

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại