Những điểm giống và khác giữa thị trường hiện tại và đợt khủng hoảng 2008

SIMON MOORE |

Những chỉ số chứng khoán quan trọng đã giảm 30% và có thể sẽ tiếp tục trượt dốc. So với giai đoạn khủng hoảng kinh tế năm 2008, tình hình hiện tại có những điểm tương đồng và khác biệt nào?

Mức giảm nhanh hơn. Chỉ số S&P 500 đã giảm 30% trong tháng qua, trong khi thị trường năm 2008 đã mất tận một năm để đánh mất khoản giá trị này. Mức trượt dốc của thị trường hiện tại rõ ràng nhanh hơn nhiều so với đợt khủng hoảng tài chính trước đây.

Vẫn chưa chạm đáy. Nhiều nhà đầu tư hiện có xu hướng tập trung vào kịch bản xấu nhất và tìm ra điểm rơi thấp nhất. Nếu đi theo đúng kịch bản của hơn 10 năm trước, thị trường sẽ phục hồi trong vòng một năm và kiếm được gấp đôi trong sáu năm tiếp theo. Đó là nếu thị trường giảm nhanh và cũng phục hồi nhanh.

Hãy thử xem xét giá trị vốn hóa thông qua hệ số giá trên lợi nhuận cổ phiếu đã được điều chỉnh theo yếu tố chu kỳ của nền kinh tế (hay còn gọi là hệ số Shiller CAPE). Hệ số này được tính bằng cách lấy giá chia cho lợi nhuận bình quân 10 năm đã được điều chỉnh theo lạm phát.

Cách tính này thiết thực vì chúng ta vẫn chưa biết được lợi nhuận của năm 2020 và các CEO có thể đặt giả định các con số của năm nay theo chiều hướng tiêu cực dựa trên những khoản lỗ mà họ nhận thấy.

Kết quả cho thấy hệ số CAPE của năm nay có thể thấp hơn một năm trước, và đây cũng là điều từng xảy ra trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế 2008: hệ số CAPE hiện tại là 22x, trong khi ở giai đoạn 2008, con số này giảm từ 25x xuống mốc 15x. Rất có thể thị trường vẫn chưa chạm tới mức đáy.

Thiếu hụt thông tin. So với năm 2008, khác biệt lớn của thị trường hiện tại nằm ở việc dữ liệu thị trường vẫn chưa xuất hiện đầy đủ.

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang St.Louis James Bullard ước tính tỷ lệ người thất nghiệp sẽ lên tới 30% trong quý II.2020. Tuy vậy những ước tính hiện tại chỉ mang tính phỏng đoán và các nhà đầu tư vẫn đang hy vọng xu hướng giảm của các chỉ số chỉ mang tính tạm thời.

Xu hướng giảm có chủ đích. Trong khi không ai mong muốn toàn thị trường đi xuống trong giai đoạn khủng hoảng 2008, các doanh nghiệp thời Covid-19 hiện tại phải đóng cửa không hẳn vì thiếu nguồn cầu, mà để kiểm soát dịch bệnh.

Nếu như hơn 10 năm trước, thị trường bắt đầu trở nên cảnh giác cao độ với việc cấp nhiều khoản vay đảm bảo bằng bất động sản cho các cá nhân thì ngày nay, câu hỏi đặt ra là bao giờ các doanh nghiệp mới thoát khỏi trạng thái "ngủ đông" và quay trở về với hoạt động thường ngày.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại