Những dấu ấn đặc biệt của Đại tướng Tô Lâm - Bộ trưởng Bộ Công an

Thái Hà |

Dưới sự điều hành của Đại tướng Tô Lâm, ngành công an trong những năm qua đã có nhiều thành tích xuất sắc trong mọi mặt công tác.

Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XV dự kiến khai mạc vào ngày mai 20/5 và kết thúc ngày 28/6. Tại kỳ họp này, Quốc hội dự kiến sẽ xem xét, bầu Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026 và Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Trước đó, ngày 18/5, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã thống nhất rất cao giới thiệu ông Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch nước.

Ông Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an từ ngày 9/4/2016. Qua 8 năm điều hành lực lượng công an, Bộ trưởng Tô Lâm đã biến lời hứa thành hành động, để lại nhiều dấu ấn, đột phá nổi bật.

Cuộc cách mạng của ngành Công an

Vào năm 2018, Bộ Công an đi đầu trong công tác tinh gọn lực lượng. Bộ máy của Bộ Công an không còn 6 Tổng cục trực thuộc, gần 60 cục được sắp xếp lại, giảm gần 300 đơn vị cấp phòng. Ở công an địa phương, sau khi sáp nhập cảnh sát PCCC và tổ chức lại, giảm hơn 500 đơn vị cấp phòng và gần 1.000 đơn vị cấp đội.

Bộ trưởng Tô Lâm cũng quyết định điều động 25.000 công an chính quy về cấp xã, thay thế cho gần 14.000 phó trưởng công an xã, thị trấn và 113.000 công an viên. Sự điều động này không chỉ giúp lực lượng công an gần dân, phục vụ tốt hơn cho người dân ở tất cả các địa bàn trên cả nước, mà còn giúp bộ máy tinh gọn, hoạt động chuyên – hiệu quả hơn.

Những dấu ấn đặc biệt của Đại tướng Tô Lâm - Bộ trưởng Bộ Công an- Ảnh 1.

Bộ trưởng Tô Lâm tặng hoa cán bộ chiến sĩ Bộ Tư lệnh Cảnh vệ. Ảnh: VGP

Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an
Phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng công an xã trong bảo đảm an ninh, trật tự tại cơ sở, theo phương châm: "Trọng dân, gần dân, lúc dân cần, lúc dân khó, có công an".

Tham mưu trình Quốc hội thông qua 5 luật trong 1 năm

Trong lịch sử Quốc hội, Bộ Công an là Bộ đầu tiên tham mưu trình Quốc hội thông qua 5 luật trong 1 năm, đáp ứng kịp thời yêu cầu cấp bách, phục vụ sự nghiệp bảo vệ an ninh trật tự. Đây đều là những dự án quan trọng, có phạm vi ảnh hưởng đến quyền lợi của công dân và tác động đến kinh tế - xã hội. Gồm có:

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân để phù hợp với nhu cầu thực tiễn công tác và cơ cấu tổ chức mới của Bộ Công an.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam gồm 3 điều. Nổi bật là việc sửa đổi về giấy tờ xuất nhập cảnh và sửa đổi về cấp hộ chiếu phổ thông trong nước hay việc nâng thời hạn thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh.

Những dấu ấn đặc biệt của Đại tướng Tô Lâm - Bộ trưởng Bộ Công an- Ảnh 2.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trình bày báo cáo tại phiên họp Quốc hội ngày 8/11/2022. Ảnh: NLĐ

Luật Căn cước được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6, đến ngày 1/7/2024 bắt đầu có hiệu lực. Luật này thay đổi căn bản so với Luật Căn cước công dân (CCCD) năm 2014, sửa đổi tất cả 39 điều, bổ sung 7 điều. Trong dự án Luật này, cách thức quản lý công dân thay đổi hoàn toàn, chuyển từ quản lý thủ công trước đây sang quản lý cả thủ công và điện tử.

Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được Quốc hội thông qua vào ngày 28/11/2023, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024. Việc điều chỉnh này sẽ bảo đảm không làm tăng số lượng người tham gia hoạt động, không làm tăng chi ngân sách và góp phần kiện toàn, tinh gọn thống nhất một đầu mối; cắt bỏ được các khoản chi hỗ trợ cho nhiều lực lượng hiện nay đang tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở.

Trong quá trình chủ trì soạn thảo, xây dựng các dự án luật được giao, Bộ Công an luôn quán triệt quan điểm được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần lưu ý, đó là phải đặt lợi ích của đất nước, của nhân dân lên trên hết và trước hết; không “cua cậy càng, cá cậy vây”, không xem đó là việc riêng của bộ, ngành nào.
Bộ trưởng Công an Tô Lâm

Xử lý nhiều đường dây tội phạm tham nhũng, kinh tế lớn

Liên tiếp nhiều đường dây tội phạm tham nhũng, kinh tế lớn được Bộ Công an điều tra, xử lý với hơn 4.400 vụ, hơn 6.300 đối tượng phạm tội về kinh tế; hơn 800 vụ, gần 2.300 đối tượng phạm tội về tham nhũng, chức vụ, tăng cả về số vụ và số đối tượng so với năm 2022. Qua đó thu hồi được nhiều hơn tài sản cho Nhà nước, góp phần hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý kinh tế - xã hội.

Hàng loạt vụ án có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, thu hút sự chú ý của dư luận đã được phanh phui và đưa ra xét xử. 6 đại án điển hình là kết quả nổi bật trong công tác điều tra, xử lý tham nhũng, tiêu cực gồm:

Đầu tiên, là vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á, điển hình sai phạm trong lĩnh vực y tế, chuyên môn sâu. Cơ quan chức năng đã khởi tố, điều tra 33 vụ án, 133 bị can.

Đại án thứ 2 xảy ra tại Tập đoàn FLC - điển hình sai phạm trong lĩnh vực thao túng thị trường chứng khoán, chuyên môn sâu, hoạt động khép kín, đã khởi tố 21 bị can, đã kết luận điều tra giai đoạn I và đề nghị truy tố.

Những dấu ấn đặc biệt của Đại tướng Tô Lâm - Bộ trưởng Bộ Công an- Ảnh 3.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm: Cơ quan công an có nhiều kiến nghị về hoàn thiện chính sách, phòng ngừa tội phạm tham nhũng - Ảnh: VGP/LS

Thứ ba là vụ án xảy ra tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh, đến nay đã kết luận điều tra, ban hành cáo trạng truy tố 15 bị can về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Vụ án thứ 4 liên quan đến Công ty AIC - điển hình sai phạm trong đấu thầu, đấu giá, đã khởi tố 4 vụ án, 71 bị can, trong đó đã xử lý hình sự 1 nguyên bí thư tỉnh ủy, 1 nguyên chủ tịch tỉnh và nhiều cán bộ diện tỉnh ủy quản lý.

Đại án thứ 5 là điển hình sai phạm trong lĩnh vực ngân hàng, dùng ngân hàng để làm sân sau cho doanh nghiệp, trong hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát là vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB. Đến nay đã khởi tố 3 vụ án, 108 bị can, trong đó có 23 bị can là lãnh đạo cấp vụ, cục, cán bộ các cơ quan thanh tra, kiểm toán, thanh tra giám sát ngân hàng và lãnh đạo thanh tra, ngân hàng một số địa phương.

Sáu là vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam và các trung tâm đăng kiểm địa phương - điển hình cho sai phạm có tính hệ sau thống, kéo dài. Các cơ quan đã khởi tố 114 vụ án/808 bị can tại 49 địa phương.

Đẩy mạnh phòng chống, tham nhũng, tiêu cực tiến tới “không dám”, “không thể”, “không muốn”, “không cần” tham nhũng.
Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an

Dấu ấn đặc biệt về hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Ngoài để lại những dấu ấn đặc biệt trong việc tinh gọn bộ máy, đấu tranh phòng chống tội phạm, quá trình làm Bộ trưởng Bộ Công an, ông Tô Lâm còn chỉ đạo quyết liệt, sát sao với Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và hệ thống sản xuất, quản lý căn cước công dân.

Hai dự án này có tổng mức đầu tư hơn 5.800 tỷ đồng. Đây là hai dự án công nghệ thông tin lớn nhất từ trước đến nay, giúp cung cấp các thông tin cơ bản, đầy đủ tính pháp lý về công dân, cắt giảm thủ tục hành chính bằng giấy tờ, giúp Chính phủ chuyển đổi số mạnh mẽ.

Những dấu ấn đặc biệt của Đại tướng Tô Lâm - Bộ trưởng Bộ Công an- Ảnh 4.

Đại tướng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an

Để triển khai cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Bộ Công an huy động gần 45.000 cán bộ, chiến sĩ tham gia thu thập, cập nhật, bổ sung thông tin dân cư; đào tạo gần 24.000 cán bộ tại địa phương sử dụng hệ thống.

Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cũng là căn cứ để các cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu, đề xuất lộ trình đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm giấy tờ công dân; hướng tới bỏ quản lý sổ hộ khẩu giấy, chuyển sang quản lý cư trú điện tử...

Chúng ta chủ trương "không để ai bị bỏ lại phía sau". Hiến pháp quy định phải bảo vệ người dân, người dân có quyền sống bất cứ đâu trên lãnh thổ Việt Nam. Do đó, mục tiêu, ý nghĩa bảo vệ nhân dân của việc này là rất lớn.
Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh

Những dấu ấn đặc biệt của Đại tướng Tô Lâm - Bộ trưởng Bộ Công an- Ảnh 5.


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại