Justin Maxwell, nhà thiết kế giao diện người dùng: Apple kiểm soát cả những gì bạn nói với vợ mình.
“Những cách Apple dùng để bảo vệ môi trường sáng tạo và học thuật của mình thực sự khó ai sánh được ở Silicon Valley, kể từ khi rời Apple, tôi luôn cảm thấy thất vọng.
Chính sách bảo mật của Apple áp dụng từ blog cá nhân, những bài thuyết trình cho tới những gì bạn nói với vợ mình. Hầu hết mọi người đều hiểu và tôn trọng. Những người không cảm thấy như vậy được khuyết khích nên rời đi.
Nếu tôi còn ở Apple, chắc chắn tôi sẽ không trả lời câu hỏi này hoặc tôi sẽ cảm thấy cực kì tội lỗi và sai trái.”
Apple thực hiện những thay đổi về ngữ pháp hay dấu câu trong tài liệu nội bộ để xác định nguồn rò rỉ.
Là một phần của sự bí ấn - biết tên mã sản phẩm chẳng hạn - thật tuyệt vời!
Justin Maxwell chia sẻ: “Là một phần của điều này thật tuyệt vời. Bạn phải hiểu rằng tên mã một sản phẩm bạn biết sẽ không giống với tên mã một người khác biết cho cùng một sản phấm đó, làm vâỵ để xác định ai là người làm rò rỉ thông tin.
Bạn cũng sẽ biết rằng thứ bạn nghĩ mình đang phát triển có thể hoàn toàn không phải là thứ bạn nghĩ đến, chỉ những chi tiết trong tương tác của bạn với nó là có ý nghĩa mà thôi. Điều này tạo lên một sự tôn trọng tuyệt vời cho những gì Apple đang làm và tôi nghĩ nhân viên Apple đều cảm thấy rất tuyệt khi được tham gia.”
Simon Woodside, quản lý chương trình Core OS: Tôi thậm chí không dám nói chuyện thoải mái với bạn bè.
“Phải giữ tất cả những bí mật như vậy thật không dễ dàng gì, từ quan điểm của tôi. Tôi thậm chí không thể thực sự nói chuyện thoải mái với đồng nghiệp vì sợ buột miệng nói ra điều gì đó… Tôi doạ các kĩ sư trong dự án về những điều tồi tệ sẽ xảy đến nếu ai đó, cả nội bộ và bên ngoài, biết những gì tôi đang yêu cầu họ làm.
Bạn bè và gia đình biết tôi đang thực hiện một dự án bí mật nhưng họ cũng không biết đó là gì cho đến khi Steve Jobs tự mình công bố. Sự bí mật đôi khi trả công lớn cho Apple.”
Andrew Borovsky, nhà thiết kế từng làm việc tại Apple: Bạn nhận được phản hồi từ cấp trên.
Hàng tuần, những nhân sự cấp cao nhất của Apple sẽ xem xét lại toàn bộ việc kinh doanh của hãng, theo Fortune:
“Từ góc nhìn thiết kế, các nhà thiết kế cấp trung nhận được phản hồi từ nhân sự cao cấp thật đáng sợ. Thường thì bạn sẽ nhận được phản hồi tích cực hoặc bị yêu cầu dừng làm những điều ngu ngốc ngay lại.”
Ariel Maislos: Liên tục chạy.
Cựu CEO công ty bộ nhớ flash Anobit (bị Apple thâu tóm) Ariel Maislos từng chia sẻ với ZDNet: “Ở Apple, bạn phải liên tục chạy lên phía trước chỉ để giữ vị trí của mình và rất nhiều kì vọng cao được đặt lên bạn. Apple muốn mọi thứ phải tuyệt vời.”
Luis Abreu: “Chúng tôi không lãng phí thời gian với những kẻ ngốc.”
Nhà thiết kế trải nghiệm người dùng Luis Abreu đã trải qua một quy trình tuyển dụng cực kì dài hơi (nhưng không thành công) ở Apple. Anh chia sẻ điều đó trên blog của mình:
“Ba cuộc phỏng vấn qua điện thoại, 5 cuộc phỏng vấn FaceTime, một chuyến đi tới Cupertino cho 5 cuộc phỏng vấn hai người kéo dài cả ngày và một bữa trưa ở Cafe Macs. Cuối cùng, tôi nhận được chữ không.”
Trong một cuộc phỏng vấn, anh được nhà tuyển dụng nói, “Chúng tôi không lãng phí thời gian với những kẻ ngốc.”
Ben Farrell: Họ quấy rầy ngay cả khi bạn trong bệnh viện
Cựu nhân viên Apple Ben Farell từng chia sẻ về lý do mình nghỉ việc trên blog cá nhân:
“Vài tuần trở lại đây, tôi phải nhập viện vì một bệnh truyền nhiễm do muỗi trong một thời gian ngắn. Thay vì nhận được sự ủng hộ, tôi nhận được email một bản thuyết trình tới tận giường bệnh cùng ghi chú rằng nó cần hoàn thành gấp. Ngay cả trong buổi sáng ngày tôi kết hôn, tôi vẫn bị quấy rầy bởi điện thoại và email yêu cầu gửi một báo cáo mà ai đó đã làm thất lạc.”
Don Melton: Chủ nhật là ngày làm việc
“Chủ nhật là ngày làm việc cho tất cả mọi người ở Apple bởi có cuộc họp vào hôm sau với nhân sự cao cấp. Bạn phải để ý điện thoại, ngồi trước máy tính, mặc kệ việc trên TV đang phát chương trình mà mình yêu thích,” Don Melton, cựu giám đốc công nghệ Internet của Apple chia sẻ.
Nặc danh: “Tệ hại, nhưng đồ ăn thì ngon.”
“Nói chung, Apple như thể một cái nồi áp suốt và mọi giao tiếp đều có tính một chiều (bạn biết nó theo chiều nào rồi đấy.
Lãnh đạo hoang tưởng, thiếu tôn trọng, liên tục đưa ra sức ép và làm việc nhiều giờ là một số từ để mô tả văn hoá thực sự ở đây. Hầu hết mọi người làm việc tại bộ phận quản lý chuỗi cung ứng đều cảm thấy nó là một điều đó cần chịu đựng trong vài năm để sau đó chuyển sang một công ty tốt hơn với thương hiệu Apple trên lý lịch.
Văn hoá ở đây là từ trên xuống một cách cứng nhắc: mọi cố gắng đơn giản hoá, thực thi thay đổi hoặc chỉ là thảo luận một cách tốt hơn để giải quyết vấn đề đều là từ trên xuống. Làm việc thêm giờ/ chăm chỉ hơn, đừng phàn nàn hoặc cố gắng sửa chữa vấn đề gì và đừng quên có cả 10 người xếp hàng ngoài kia sẵn sàng lấy vị trí của bạn.
Làm việc ở đây với rủi ro thuộc về chính bạn. Mặt tốt à? Đồ ăn khá ngon và được ăn mặc thoải mái.”