Những chuỗi cửa hàng tiện lợi của người Việt

Thanh Xuân |

Bên cạnh các "ông lớn" ngoại như Lotte, Aeon hay BigC, còn 1 số tên tuổi trong nước đang ngày càng một lớn lên, chiếm ưu thế trong lĩnh vực này.

Việt Nam bắt đầu mở cửa cho ngành bán lẻ từ năm 2009. Ngành này đang là một miếng bánh khá lớn mà nhiều đại gia cả trong nước lẫn nước ngoài muốn giành thị phần.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm 2017 (tăng 10,08%). Dự báo, quy mô thị trường bán lẻ của Việt Nam tăng liên tục từ 88 tỷ USD năm 2010 lên 179 tỷ USD vào năm 2020.

Bên cạnh các "ông lớn" ngoại như Lotte, Aeon hay BigC, còn 1 số tên tuổi trong nước đang ngày càng một lớn lên, chiếm ưu thế trong lĩnh vực này.

1. Công ty cổ phần dịch vụ thương mại tổng hợp VinCommerce (VinMart & VinMart+)

VinMart và VinMart+ là hệ thống siêu thị và cửa hàng bán lẻ tiện lợi vì cộng đồng, có quy mô và độ phủ lớn nhất Việt Nam; là nơi cung cấp hàng hoá, thực phẩm an toàn và dịch vụ tiện ích cho mọi gia đình với sứ mệnh nâng cao chất lượng cuộc sống của người Việt.

Các cửa hàng VinMart+ nằm ở các khu vực đông dân cư, giao thông thuận lợi; có diện tích lớn; cung cấp nhiều ngành hàng đa dạng. 

VinMart và VinMart+ phân phối hàng ngàn mặt hàng chất lượng, độc quyền như rau củ quả VinEco, thực phẩm chế biến sẵn VinMart Cook, các loại thực phẩm tươi sống, thực phẩm khô, bơ sữa, đồ uống, hóa mỹ phẩm, đồ dùng gia đình,... đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng địa phương hay du khách.

Trong 6 tháng đầu năm 2018, chuỗi này đã có doanh thu tăng trưởng hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Mục tiêu của VinMart là đến năm 2020 đạt 200 siêu thị VinMart và 4.000 cửa hàng VinMart+ trên toàn quốc.

Những chuỗi cửa hàng tiện lợi của người Việt - Ảnh 1.

2. Bách hóa XANH

Bách hóa XANH là chuỗi siêu thị mini chuyên bán thực phẩm tươi sống và nhu yếu phẩm của công ty Cổ Phần Thế Giới Di Động.

Theo như số liệu được đăng tải trên website thì Bách hóa XANH có 425 siêu thị tại Tp.HCM, phục vụ hpn 297 nghìn khách hàng mỗi ngày.

Trong báo cáo của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đưa ra hồi tháng 10 vừa qua, đơn vị này nhận định, Tới 2022, trong kịch bản cơ sở, VDSC cho rằng Bách Hóa Xanh có thể đạt được 4.500 cửa hàng và 94.000 tỷ đồng doanh thu, đóng góp vào gần 50% doanh thu toàn tập đoàn.

Những chuỗi cửa hàng tiện lợi của người Việt - Ảnh 2.

3. Co.op Mart

Năm 1989, UBND Thành phố Hồ Chí Minh có chủ trương chuyển đổi Ban Quản lý HTX Mua Bán Thành phố trở thành Liên hiệp HTX Mua bán Thành phố Hồ Chí Minh - Saigon Co.op với 2 chức năng trực tiếp kinh doanh và tổ chức vận động phong trào HTX.

Saigon Co.op là tổ chức kinh tế HTX theo nguyên tắc xác lập sở hữu tập thể, hoạt động sản xuất kinh doanh tự chủ và tự chịu trách nhiệm.

Những chuỗi cửa hàng tiện lợi của người Việt - Ảnh 3.

Năm 1998, Saigon Co.op đã tái cấu trúc về tổ chức và nhân sự, tập trung mọi nguồn lực của mình để đầu tư mạnh cho công tác bán lẻ. Các siêu thị Co.opmart lần lượt ra đời đánh dấu một giai đoạn phát triển quan trọng: hình thành chuỗi siêu thị mang thương hiệu Co.opmart.

Trải qua gần 30 năm hình thành và phát triển, Co.opmart đã trở thành thương hiệu quen thuộc của người dân thành phố và người tiêu dùng cả nước.

Trong danh sách nhà bán lẻ uy tín của năm ngành hàng tiêu dùng nhanh, siêu thị 2018, Co.op Mart đứng ở vị trí thứ 3.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại