Khu bảo tồn đá Yazılıkaya nằm ở miền trung Thổ Nhĩ Kỳ, cách khoảng 100 dặm từ Ankara. (Nguồn: Dailystar)
Những hình khắc trên đá kỳ lạ lần đầu tiên được phát hiện cách đây gần 200 năm hình dạng giống với một cuốn lịch cổ và bản đồ vũ trụ.
Các hình vẽ, được cho là khoảng 3.200 năm tuổi, bao gồm các chi tiết về một 'thế giới ngầm' nằm bên dưới Trái đất.
Khu bảo tồn đá Yazılıkaya nằm ở miền trung Thổ Nhĩ Kỳ, cách khoảng 100 dặm từ Ankara, đã được nhà khảo cổ học và nhà sử học người Pháp Charles Texier tình cờ phát hiện vào năm 1834.
Các bức chạm khắc mô tả hơn 90 nhân vật, bao gồm động vật, quái vật và các vị thần, được tìm thấy trên nền đá vôi trong hai gian với một ngôi đền được dựng lên phía trước.
Người ta nói rằng chúng có niên đại từ thế kỷ 13 trước Công nguyên nhưng phải mất gần hai thế kỷ các chuyên gia mới giải mã được ý nghĩa thực sự của các dấu hiệu này.
Thần, quái vật và các sinh vật khác là một phần của những hình tượng được chạm khắc trên đá vôi. (Nguồn: Dailystar)
Các nhà nghiên cứu đã xác định những hình vẽ này tượng trưng cho vũ trụ, Trái đất, thiên đường, thế giới ngầm, và những vị thần huyền thoại đã sáng tạo nên người Hittites.
Trên một bức tường, có thể nhìn thấy hình vẽ của nữ thần mặt trời Hebat và thần bão tố Teshub, những vị thần tối cao.
Trong khi đó, trên các bức tường phía đông và phía tây của căn phòng là các vị thần dưới quyền.
Khu bảo tồn có những chiếc quan tài có vách ngăn, và thậm chí gần đây nhất là năm 2011, các nhà khảo cổ học không chắc tại sao nó lại ở đó. Mặc dù vậy, một nghiên cứu mới trên Tạp chí Skyscrap Acraehology tuyên bố khu bảo tồn là một đại diện mang tính biểu tượng của vũ trụ và là quan điểm của người Hittite về vạn vật.
Tuy nhiên, chúng cũng có ngày và đêm, các giai đoạn của mặt trăng và các mùa, cũng như "các quá trình đổi mới và tái sinh theo chu kỳ", tác giả chính Eberhard Zangger viết.
Người ta cho biết tất cả trong số 90 hình vẽ được tìm thấy bên trong đều tuân theo hệ thống.
Zangger, chủ tịch của Quỹ Nghiên cứu Luwian ở Zurich, Thụy Sĩ, đã làm việc với Rita Gautschy, nhà khảo cổ học Basel để phân tích khu bảo tồn. Họ đã xác định được nhiều số liệu mô tả về các tuần trăng và thời gian khác nhau trong năm mặt trời.
Họ cho rằng có hai vị thần nhiều hơn số 17 vị thần hiện thấy trên bức tường phía đông, làm cho số lượng các vị thần là 30, 12 và 19 - tương ứng với các tháng và chu kỳ âm lịch.
Sau đó, các dấu hiệu dưới mỗi vị thần sẽ được sử dụng để theo dõi ngày âm lịch, và cứ sau 19 năm, một tháng bổ sung sẽ được thêm vào trong 'chu kỳ Metonic' để bắt kịp với năm mặt trời.
Trước đây người ta tin rằng lịch sử dụng chu kỳ Metonic đã không được phát minh cho đến những năm 700.
Thế giới trong quan niệm của người Hittite bao gồm ba cấp độ, Trái đất, Bầu trời và Thế giới ngầm. (Nguồn: Dailystar)
Phòng B tại thánh địa là nơi trú đóng của thế giới ngầm, với bằng chứng về thần kiếm Nergal.
Các nhà nghiên cứu cho biết những bức phù điêu "có thể được chia thành các nhóm đánh dấu ngày, tháng và năm dương lịch".
Họ nói thêm: "Chúng tôi gợi ý rằng toàn bộ khu bảo tồn đại diện cho một hình ảnh biểu tượng của vũ trụ, bao gồm các cấp độ tĩnh của nó (trái đất, bầu trời, âm phủ) và các quá trình đổi mới cũng như tái sinh theo chu kỳ, (ngày / đêm, các giai đoạn mặt trăng, mùa hè / mùa đông)."
Văn hóa Hittite tin rằng thông tin thiên văn trên là chính xác và toàn bộ ngôi đền này tuân theo trật tự vũ trụ.
Người Hittite sống ở khu vực ngày nay là Thổ Nhĩ Kỳ và thành lập đế chế của họ vào cuối thế kỷ 17 trước Công nguyên, được cho là vào khoảng năm 1680 và 1650 trước Công nguyên. Họ cai trị phần lớn đất nước vào giữa những năm 1300 trước Công nguyên ở khu vực Trung Đông và Thượng Lưỡng Hà.
Cuối cùng họ bị người Assyria đánh bại vào năm 1180 trước Công nguyên, sau đó chia thành các nhóm nhỏ hơn và được cho là tồn tại cho đến thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên.