Những bức ảnh đầu tiên về vùng tối của Mặt Trăng từ tàu Hằng Nga 4

Nguyễn Hằng |

Sau khi làm nên lịch sử với cuộc đổ bộ thành công xuống vùng tối của Mặt Trăng, tàu Hằng Nga 4 của Trung Quốc đã gửi về những hình ảnh đầu tiên.

Vào ngày 3/1 vừa qua, tàu vũ trụ Hằng Nga 4 của Trung Quốc đã lập kỷ lục "vô tiền khoáng hậu" trong lịch sử khám phá không gian với cuộc đổ bộ mềm đầu tiên ở vùng tối của Mặt Trăng, nơi mà chưa từng được nhìn thấy từ Trái Đất.

Ngay sau khi đáp xuống bề mặt, bộ phận thăm dò Thỏ Ngọc 2 của tàu vũ trụ Hằng Nga 4 đã được phóng ra, tự di chuyển một quãng đường và bắt đầu nhiệm vụ của mình là thực hiện những cuộc thử nghiệm về phóng xạ và khoáng chất.

Những hình ảnh đầu tiên của tàu Hằng Nga 4 trên vùng tối của Mặt Trăng đã được gửi về Trái Đất.

photo-1

Bức ảnh được tàu Hằng Nga 4 gửi về sau khi đáp xuống vùng tối của Mặt Trăng. Ảnh: (AP: China National Space Administration/Xinhua News Agency)

Những bức ảnh đầu tiên về vùng tối của Mặt Trăng từ tàu Hằng Nga 4 - Ảnh 2.

Hình ảnh bề mặt của Mặt Trăng được ghi lại sau khi tàu Hằng Nga 4 đổ bộ xuống. Ảnh: (AP: China National Space Administration/Xinhua News Agency)

Những bức ảnh đầu tiên về vùng tối của Mặt Trăng từ tàu Hằng Nga 4 - Ảnh 3.
Những bức ảnh đầu tiên về vùng tối của Mặt Trăng từ tàu Hằng Nga 4 - Ảnh 4.

Thiết bị Thỏ Ngọc 2 di chuyển trên bề mặt của Mặt Trăng. Ảnh: (AP: Jin Liwang), CNSA

Ngoài ra, cuộc thám hiểm của tàu Hằng Nga 4 cũng mang theo sự sống lên Mặt Trăng, bao gồm các loại như bông, khoai tây,... nhằm khảo sát sự sinh tồn và tạo nên một sinh quyển nhỏ.

Theo đó, dự kiến một hệ sinh thái được tạo ra sẽ có khả năng tự duy trì, tạo ra carbon dioxide nhằm giúp cây phát triển và đóng cai trò như mọt nguồn thực phẩm. Vùng tối của Mặt Trăng được coi là "căn cứ" hoàn hảo và tiềm năng để thực hiện những nghiên cứu vũ trụ và khoa học vì đây là nơi được bảo vệ khỏi những đường truyền vô tuyến từ Trái Đất.

Những bức ảnh đầu tiên về vùng tối của Mặt Trăng từ tàu Hằng Nga 4 - Ảnh 5.

Tàu Hằng Nga 4 được phóng bằng tên lửa đẩy Trường Chinh 38 từ ngày 8/12/2018. Ảnh: (AP: Jin Liwang)

Tàu vũ trụ Hằng Nga 4 bao gồm một thiết bị đáp và một xe tự hành để thăm dò bề mặt Mặt Trăng, gọi là Thỏ ngọc 2. Con tàu này được phóng bằng tên lửa đẩy Trường Chinh 38 từ Trung tâm Phóng vệ tinh Tây Xương tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc vào rạng sáng ngày 8/12/2018.

Việc tàu Hằng Nga 4 đáp thành công xuống vùng tối của Mặt Trăng, mở ra nhiều hy vọng trong quá trình khám phá hành tinh này, cũng như thể hiện tham vọng dẫn đầu của Trung Quốc trong cuộc đua vào vũ trũ.

Theo dự kiến, Trung Quốc có kế hoạch sẽ phóng tiếp tàu Hằng Nga 5 lên Mặt Trăng trong năm 2019 để thu thập và đưa những mẫu vật trở về Trái Đất.

Tham khảo ảnh/nguồn: Space, ABC

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại