Ngay cả những kiệt tác nghệ thuật được trưng bày hàng chục, thậm chí hàng trăm năm qua vẫn còn che giấu nhiều chi tiết mà hậu thế không dễ phát hiện, trừ khi có sự giúp sức của công nghệ hiện đại. Sau đây là một vài ví dụ như vậy.
1. Tranh "Chân dung người phụ nữ" (Portrait of a Woman) của Edgar Degas thực ra có... 2 người phụ nữ
© Edgar Degas / National Gallery of Victoria
Năm 2016, các nhà khoa học Úc đã dùng máy X-quang cường độ lớn để soi chiếu bức tranh "Chân dung người phụ nữ" do danh họa người Pháp Edgar Degas vẽ năm 1986. Thật bất ngờ, họ phát hiện có một người phụ nữ khác được phác họa trước, sau đó bị bức chân dung mới che đi. Cô gái bí ẩn này có thể là Emma Dobigny, từng xuất hiện trong nhiều tác phẩm khác của Degas.
Chụp X-quang đã giúp hé lộ một bức chân dung khác
Quá trình phục dựng để tìm lại đường nét và màu sắc của chân dung người phụ nữ "đầu tiên"
Kết quả đã khôi phục được bức chân dung nguyên thủy (bên phải)
2. Những con gấu trong "Buổi sáng ở rừng thông" (Morning in a Pine Forest) không phải do Shishkin vẽ
Bức tranh nổi tiếng "Morning in a Pine Forest" luôn gắn liền với họa sĩ phong cảnh người Nga Ivan Shishkin (1832 - 1898). Ông đã dành cả cuộc đời mình để thể hiện vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên, nhưng lo ngại không thể vẽ những con gấu theo cách mình hình dung. Vì vậy, ông đã nhờ đến sự giúp đỡ của một nghệ sĩ khác.
© Francisco Goya / wikimedia © Francisco Goya / wikimedia
Konstantin Savitsky đã vẽ giúp 4 con gấu năm 1889, nhưng nhà sưu tầm tranh Pavel Tretyakov đã xóa tên ông khỏi mục tác giả, vì cho rằng "từ ý tưởng đến cách thể hiện, tất cả đều bộc lộ phong cách cũng như thủ pháp nghệ thuật độc đáo của duy nhất Shishkin". Kết quả, bức tranh nổi tiếng nhất nhì ở xứ sở bạch dương từ đó về sau chỉ được đề tên Shishkin.
3. Bộ ba tranh vẽ kết hợp của Da Vinci?
© Leonardo da Vinci / wikimedia
Mona Lisa (1503), Virgin of the Rocks (1483) và The Virgin and Child with Saint Anne (1513). Nhiều chuyên gia nghệ thuật cho rằng 3 bức vẽ này của Da Vinci có thể chính là một tác phẩm thống nhất, được thể hiện dưới nhiều góc độ và thủ pháp khác nhau.
Mặt khác, nhiều ý kiến cho rằng bối cảnh của 3 bức tranh ở trên đều là Mặt trăng chứ không phải Trái đất. Bản thân thiên tài hội họa Da Vinci cũng rất am tường về thiên văn và địa chất học.
4. Bằng chứng cho thấy Van Gogh đã phát hiện ra 1 trong những bí mật của khí động học?
"The Starry Night" (Đêm đầy sao) được cho là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Van Gogh và cả nền nghệ thuật phương Tây nói chung. Chuyện này không cần bàn cãi thêm, nhưng đến năm 2016, các nhà khoa học lại phát hiện Van Gogh không chỉ vẽ một bầu trời đêm tuyệt đẹp.
Trong điều kiện nhất định, không khí hoặc chất lỏng có thể chuyển động cuộn xoáy như thế này
Và hiện tượng nói trên tương đồng với bức tranh "Đêm đầy sao" (1889) của Van Gogh
Nhóm nghiên cứu phát hiện ra một cấu trúc rung động khác biệt đã được thể hiện xuyên suốt qua nhiều tranh vẽ của Van Gogh, và nó gần giống với một công thức toán học.
Có lẽ vị danh họa đã nhận thức và thể hiện lại một trong những khái niệm phức tạp nhất của tự nhiên là khí động lực học (dòng chảy của chất khí). Sự chuyển động cuộn xoáy này khó thể hiện bằng toán học nhưng lại có thể dễ dàng hình dung qua tranh vẽ.
5. Bức họa có phần kỳ dị và hơi đáng sợ của Alma Tadema thực chất là minh họa cho một câu chuyện thần thoại
Bức tranh này sẽ rất khó hiểu nếu chúng ta chưa nghe về một câu chuyện thần thoại Hà Lan. Trên thực tế, tháng 11/1421 có một trận lũ kinh hoàng đã quét qua đất nước cối xay gió, cướp đi sinh mạng của 2.000 đến 10.000 người, tùy thuộc vào các nguồn số liệu khác nhau.
© Lawrence Alma-Tadema / wikiart
Và một câu chuyện thần thoại đã được lưu truyền gắn với thảm họa này. Sau trận lũ, mọi người ra khỏi nhà để tìm kiếm người sống sót và xem xét thiệt hại. Bỗng nhiên, họ nhìn thấy một chiếc cũi em bé nổi trên mặt nước.
Khi chiếc cũi sắp chìm vào cơn sóng dữ ập tới, một chú mèo đã điên cuồng nhảy từ đầu bên này sang đầu bên kia của vật thể để giữ cân bằng. Con mèo thể hiện quá xuất sắc nhiệm vụ của mình, đến nỗi em bé ngủ yên bình mà không mảy may bị ướt.
6. Người đàn ông cởi trần trong tranh "Reply of the Zaporozhian Cossacks"
Đây là bức tranh "Người Zaporozhe viết thư cho sultan Thổ Nhĩ Kỳ" do họa sĩ người Nga Ilya Repin vẽ năm 1891. Ông nổi tiếng với sự tỉ mỉ tuyệt vời, mọi chi tiết trong tác phẩm đều có lí do phía sau.
© Ilya Repin / wikimedia
Họa sĩ Repin đã dành 13 năm để thực hiện tranh "Người Zaporozhe", và rất nhiều chi tiết được cài cắm trong đó. Ví dụ, chỉ có người đàn ông ở góc bên trái là cởi trần, vì sao?
Ông ấy được cho là người giữ tiền, vì bên cạnh có một xấp bài và tiền của những người tham gia vào cuộc chơi. Lúc bấy giờ, "thủ kho" thường phải cởi trần để phơi bày con người của mình, chứng minh họ minh bạch và không che giấu điều gì.
(Theo Bright Side)