Theo Tân Hoa xã, "mỏ Lingshui 36-1" ước tính chứa hơn 100 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên và là "mỏ khí đốt siêu nông ở vùng nước siêu sâu" đầu tiên trên thế giới. "Bước đột phá thăm dò lớn" này được Tổng công ty Dầu khí ngoài khơi Trung Quốc (CNOOC) công bố vào tháng 6. Sau đó, các cơ quan nhà nước Trung Quốc xem xét và xác nhận hôm 7/8.
Báo cáo không nêu rõ vị trí chính xác của mỏ, chỉ nói rằng mỏ nằm ở vùng biển đảo Hải Nam. "Mỏ khí Lingshui 36-1 nằm ở độ sâu trung bình khoảng 1.500 mét", CNOOC cho biết.
Theo Zhou Xinhuai, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của công ty, cho biết "khu vực phát hiện mở khí đốt siêu nông ở vùng nước siêu sâu đầu tiên trên thế giới này là nơi quan trọng để công ty tăng cường trữ lượng và sản lượng khí đốt tự nhiên. Theo đó, việc thử nghiệm thành công Lingshui 36-1 sẽ mở rộng thêm nguồn tài nguyên để phát triển một khu vực khí đốt nghìn tỷ mét khối ở biển.
"Công ty sẽ tiếp tục đẩy mạnh thăm dò và phát triển các nguồn tài nguyên hydrocarbon và tăng cường năng lực cung cấp năng lượng".
Về công nghệ xây dựng giàn khoan ngoài khơi, Trung Quốc sử dụng công nghệ xây dựng giàn khoan thông minh 5G. Công nghệ này không chỉ có chức năng vận hành điều khiển thủ công của các giàn khoan thông thường mà còn có thể sử dụng giám sát điều khiển từ xa với định vị có độ chính xác cao, xử lý dữ liệu lớn, lái tự động… Công nghệ điều khiển tiên tiến, độ chính xác của khoan được kiểm soát bên trong 2 cm và sai số độ sâu nằm trong khoảng 10 cm.
Hơn nữa, giàn khoan được trang bị hệ thống định vị động DP3 mạnh mẽ, đây là hệ thống điều khiển thông minh cung cấp khả năng chống gió và sóng để có thể giữ giàn khoan ở mức an toàn só với mực nước biển. Độ dịch chuyển của gian khoàn này dưới cơn bão cấp 12 không vượt quá 11 mét và độ chính xác sai số không vượt quá 2 độ.
Công nghệ xây dựng giàn khoan này của Trung Quốc đã phản ánh sức mạnh tổng thể của ngành công nghiệp, từ công nghệ lạc hậu đến công nghệ hàng đầu thế giới, xây dựng thành công giàn khoan ngoài khơi khủng nhất thế giới.
Hiện nay, Trung Quốc là nước nhập khẩu khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới, với khoảng 64,3 tỷ USD chi cho 120 triệu tấn khí hóa lỏng và khí truyền qua đường ống vào năm 2023. CNOOC là nhà khai thác dầu mỏ và khí đốt ngoài khơi lớn nhất của Trung Quốc.
Theo SCMP, Trung Quốc xem khí đốt tự nhiên là nguồn năng lượng chuyển tiếp trong khi nước này chuyển từ nhiên liệu hóa thạch truyền thống sang năng lượng tái tạo. Trung Quốc có mục tiêu “carbon kép” nhằm đạt mức phát thải carbon cao nhất trước năm 2030 và đạt được mức trung hòa carbon vào năm 2060.