Nhìn gần 8 cây cổ thụ ở Thảo cầm viên vừa được công nhận là cây di sản

Uyên Phương |

8 “cụ mộc” có tuổi đời trên 100 năm tại Thảo cầm viên Sài Gòn vừa được công nhận là cây di sản, không chỉ mang giá trị sinh thái mà còn là “nhân chứng sống” của những năm tháng thăng trầm của lịch sử Việt Nam.

Nhìn gần 8 cây cổ thụ ở Thảo cầm viên vừa được công nhận là cây di sản

Ngày 29/12, tại Thảo cầm viên Sài Gòn, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam và Hội Cây Di sản Việt Nam đã công nhận 8 cây cổ thụ gồm một cây giáng hương, một cây tung và 6 cây xà cừ là Cây Di sản Việt Nam.

Các cây cổ thụ này đều có tuổi đời từ 120 năm đến hơn 200 năm. Trong đó, cây giáng hương quả to nổi bật có tuổi đời hơn 2 thế kỷ, chu vi thân ở vị trí 1,3m là 4m, cao khoảng 34m. Cây được xếp vào cấp độ nguy cấp (EN) trong sách đỏ Việt Nam.

Nhìn gần 8 cây cổ thụ ở Thảo cầm viên vừa được công nhận là cây di sản- Ảnh 1.

Thảo cầm viên Sài Gòn vừa có 8 cây cổ thụ được công nhận là cây di sản Việt Nam

Nhìn gần 8 cây cổ thụ ở Thảo cầm viên vừa được công nhận là cây di sản- Ảnh 2.

Các bạn trẻ nhộn nhịp "check-in" với một gốc cây xà cừ có tuổi đời hơn 100 năm

Bà Huỳnh Thu Thảo - Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH MTV Thảo cầm viên Sài Gòn nói rằng, đây là một sự kiện hết sức quan trọng và ý nghĩa đối với công tác bảo tồn động thực vật trong suốt bề dày lịch sử 160 năm qua của Thảo cầm viên.

“Việc công nhận cây di sản không chỉ là hoạt động bề nổi, mà còn mang tính chiều sâu trong công tác bảo tồn nguồn gene quý, hiếm của các loài động, thực vật” – bà Thảo nói.

GS.TS Phùng Chí Sĩ - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cho biết, hiện nay Việt Nam có khoảng 8.000 cây thuộc 145 loài sinh sống trên 57 tỉnh, thành được công nhận là cây di sản.

Nhìn gần 8 cây cổ thụ ở Thảo cầm viên vừa được công nhận là cây di sản- Ảnh 3.

Các cây di sản không chỉ có giá trị sinh thái mà còn là nhân chứng sống của lịch sử Việt Nam

Nhìn gần 8 cây cổ thụ ở Thảo cầm viên vừa được công nhận là cây di sản- Ảnh 4.

Những thân cây cao hàng chục mét vươn mình giữa trời xanh

Theo ông Sĩ, tiêu chí công nhận cây di sản Việt Nam bao gồm ba yếu tố chính. Thứ nhất, cây có tuổi đời trên 200 năm. Thứ hai, cây di sản cần có giá trị về mặt bảo tồn nguồn gen, bảo vệ môi trường và phải là loài quý hiếm . Thứ ba, cây cần có mối liên hệ mật thiết với hoạt động và cuộc sống của người dân, góp phần vào phát triển văn hóa và sinh kế của cộng đồng.

PGS.TS Trần Ngọc Hải - Phó chủ tịch Hội đồng Cây di sản Việt Nam nói rằng, những cụ thụ mộc hàng trăm năm, thậm chí nghìn năm là những sinh vật sống, chứng kiến tất cả sự biến đổi kể cả mặt khí hậu, thủy văn, lẫn sự thay đổi về mặt xã hội. Hơn thế, những cây di sản ở các đảo, quần đảo trên biển còn được xem như những cột mốc sống khẳng định chủ quyền, biển đảo Việt Nam.

Nhìn gần 8 cây cổ thụ ở Thảo cầm viên vừa được công nhận là cây di sản- Ảnh 5.

Gốc cây xà cừ có rễ nổi to trên mặt đất

Nhìn gần 8 cây cổ thụ ở Thảo cầm viên vừa được công nhận là cây di sản- Ảnh 6.

Cây tỏa bóng mát quanh năm

Theo các chuyên gia, việc công nhận 8 cây di sản trong khuôn viên Thảo cầm viên Sài Gòn sẽ góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc gìn giữ, tuyên truyền trong việc bảo vệ môi trường và di sản thiên nhiên. Các cây này sẽ trở thành biểu tượng cho việc bảo tồn và phát triển bền vững của hệ sinh thái tại Thảo cầm viên Sài Gòn. Du khách có thể đến thăm và chụp ảnh cùng những cây di sản, góp phần lan tỏa tình yêu thiên nhiên , bảo vệ cảnh quan và môi trường sống.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại