Nhiều bộ, ngành không chịu 'nhả' trụ sở cũ

TRỌNG PHÚ |

Chủ trương di dời trụ sở các bộ, ngành, bệnh viện, trường học, cơ sở sản xuất ra khỏi nội thành Hà Nội đã phá sản vì nhiều đơn vị không chịu “nhả” trụ sở cũ.

Đó là một trong những nội dung được báo cáo giám sát của Ban Đô thị, HĐND TP Hà Nội gửi tới kỳ họp 3, HĐND TP Hà Nội khóa XV dự kiến diễn ra vào tuần tới (từ ngày 5 đến 8-12).

Cụ thể báo cáo kết quả giám sát về “Kết quả thực hiện các biện pháp đảm bảo thực hiện quy hoach, quy định về diện tích đất ở, nhà ở để phát triển nhà ở xã hội trong các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị theo quy định của Luật Thủ đô và nghị quyết của HĐND TP Hà Nội” do Ban Đô thị, HĐND TP Hà Nội chỉ rõ:

“Một số cơ quan, cơ sở giáo dục, y tế sau khi di dời đến cơ sở mới nhưng vẫn tiếp tục quản lý, sử dụng trụ sở cũ.

Việc phê duyệt quy hoạch khu đất xây dựng mới một số bệnh viện để di dời ra khỏi khu vực nội thành chứa đảm bảo yêu cầu của Luật Thủ đô”.

Nhiều bộ, ngành không chịu nhả trụ sở cũ - Ảnh 1.

Trụ sở mới khang trang của Bộ Nội vụ tại số 8 Tôn Thất Thuyết, quận Cầu Giấy (Hà Nội).

Theo đó báo cáo dẫn chứng một số bộ, ngành không chịu “nhả” những khu đất vàng là trụ sở cũ khi đã có trụ sở mới như Bộ Nội vụ; Thanh tra Chính phủ, BV Nội tiết Trung ương, BV K…

Theo báo cáo, nguyên nhân của hiện tượng trên là do trung ương chưa có cơ chế, quy định bắt buộc các đơn vị sau khi di dời phải bàn giao lại trụ sở cũ để phục vụ làm công trình công cộng, hạ tầng kỹ thuật như quy hoạch đề ra; nguồn vốn thực hiện công tác di dời lớn, đồng thời thiếu cơ chế chính sách sử dụng quỹ đất trụ sở sau di dời.

Báo cáo đề nghị Chính phủ chị đạo các bộ (Xây dựng, Y tế, Giáo dục, Lao động) sớm hoàn chỉnh lộ trình, biện pháp di dời trụ sở ra khỏi nội đô theo Quyết đinh 130/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ vào ngày 23-1-2015; ban hành cơ chế tài chính để khuyến khích, khai thác quỹ đất sau di dời có hiệu quả, đảm bảo tiến độ, lộ trình di dời.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại