Nói đến động đất, nhiều người sẽ nhớ ngay đến Nhật Bản. Và mới đây, theo tin của cơ quan khí tượng Nhật Bản (JMA), một trận động đất mạnh 7,3 độ Richter đã diễn ra lúc 6 giờ sáng (giờ Nhật Bản) ở
ngoài khơi gần nhà máy điện hạt nhân Fukushima, với độ sâu khoảng 10 km.
Được biết, cơn địa chấn này ảnh hưởng tới cả khu vực Tokyo. Ngay sau khi có tin, cảnh báo sóng thần cao tới 3 mét đã được phát đi.
Một thống kê cho thấy, trung bình, mỗi năm có tới hơn 1.000 trận động đất lớn nhỏ xảy ra tại Nhật Bản - chiếm 20% số trận động đất xảy ra mỗi năm trên toàn cầu.
Điều này khiến nhiều người bất giác phải đặt câu hỏi: Tại sao quốc gia này phải chịu quá nhiều thiên tai đến vậy?
Vì sao Nhật Bản thường gặp động đất?
Có thể nói, ngày nào ở Nhật cũng có động đất nhưng đa phần chỉ là những rung chấn nhẹ, con người không cảm nhận được mà thôi.
Theo thang chia độ Richter để tính động đất từ cấp 1 đến 12 thì những cấp đầu tiên thường không gây ra thảm họa nhưng từ 6 độ Richter trở lên sẽ gây ra những tàn phá về nhà cửa, công trình xây dựng và làm thay đổi diện mạo cảnh quan.
Hai trận động đất diễn ra tháng 4 vừa qua tại miền Nam Nhật Bản mạnh tới 7,3 độ Richter; khiến cho nhiều công trình bị phá hủy, xuất hiện các hố tử thần, gây thiệt hại về người...