Nhật Bản có thể thành công đưa vấn đề biển Đông vào tuyên bố G7

Hải Võ |

Truyền thông Trung Quốc những ngày vừa qua rất quan tâm khả năng hội nghị ngoại trưởng G7 ra thông cáo chung chỉ trích Bắc Kinh về hành động quân sự hóa biển Đông.

Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) ngày 8/4 đưa tin, truyền thông Nhật Bản gần đây liên tục "bắn tín hiệu", thăm dò phản ứng các bên về nội dung "văn kiện đặc biệt" sẽ được hội nghị ngoại trưởng G7, diễn ra trong hai ngày 10-11/4 tại Hiroshima, Nhật Bản, công bố.

Theo báo chí Nhật Bản, G7 sẽ "lần đầu tiên bày tỏ quan ngại đối với hoạt động quân sự hóa của Trung Quốcbiển Đông", "bày tỏ quan ngại chung trước việc tàu Trung Quốc nhiều lần xâm nhập quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư)".

Các ngoại trưởng G7 sẽ làm rõ triển vọng "Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Ise-shima (bán đảo Shima, tỉnh Mie, Nhật Bản) vào tháng 5 tới đạt được thỏa thuận chung về kiềm chế Trung Quốc".

Trong khi truyền thông Trung Quốc "trấn an" dư luận nước này bằng nhiều báo cáo cùng ý kiến chuyên gia dự đoán "ý đồ của Nhật tại G7 sẽ bất thành", một điều tra trưng cầu trên Thời báo Hoàn Cầu cho thấy người dân Trung Quốc không hề lạc quan.

Hơn 76% người tham gia điều tra của Hoàn Cầu đã chọn phương án "Có", khi trả lời câu hỏi duy nhất "Liệu G7 có nghe theo sự vận động của Nhật Bản và gây sức ép lên Trung Quốc về vấn đề biển Đông?"


Kết quả thăm dò trên tờ Hoàn Cầu tính đến 12h trưa nay (8/4, giờ Việt Nam) cho thấy phần lớn người tham gia nghĩ rằng G7 có thể gây áp lực với Bắc Kinh về vấn đề biển Đông.

Kết quả thăm dò trên tờ Hoàn Cầu tính đến 12h trưa nay (8/4, giờ Việt Nam) cho thấy phần lớn người tham gia nghĩ rằng G7 có thể gây áp lực với Bắc Kinh về vấn đề biển Đông.

Tỉnh trưởng Mie Eikei Suzuki trả lời phỏng vấn tờ Hoàn Cầu cho biết, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tham gia 5 hội nghị thượng đỉnh G7.

Theo ông Suzuki, Shinzo Abe là nguyên thủ cao tuổi nhất trong các lãnh đạo tham gia hội nghị G7 năm nay, điều này "rất có lợi để ông phát huy vai trò chủ chốt tại Ise-shima".

Nhà nghiên cứu Lưu Hải Dương của Trung tâm sáng tạo và nghiên cứu chung về biển Đông, thuộc Đại học Nam Kinh, Trung Quốc nhận định, ông Shinzo Abe sẽ liên kết vấn đề biển Đông và Hoa Đông tại hội nghị G7.

Ông Lưu nói với Hoàn Cầu, Tokyo đang cố gắng giảm áp lực từ Bắc Kinh ở biển Hoa Đông, đồng thời chỉ ra hình ảnh "Trung Quốc gây sự khắp nơi" trên diễn đàn quốc tế.

Phó hội trưởng Hiệp hội sử học quan hệ Trung-Nhật (Trung Quốc) Cao Hải Khoan thì chỉ trích: "Việc hội nghị ngoại trưởng G7 đưa vấn đề biển Đông và biển Hoa Đông vào là phi lý, bất lợi cho ổn định khu vực."

Ông này bình luận: "Nhật vừa nhấn mạnh cải thiện và phát triển quan hệ với Trung Quốc, có ý định cử Ngoại trưởng Kishida Fumio thăm Trung Quốc và lên kế hoạch cho lãnh đạo hai nước gặp nhau tại hội nghị G20.

Nhưng hành động của Tokyo hiện nay đang mâu thuẫn với các tuyên bố của phía Nhật."

Hồi tháng trước, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã lên tiếng cảnh cáo Tokyo "không đưa vấn đề biển Đông vào nghị trình hội nghị thượng đỉnh G7".

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, hội nghị G7 2016 có thể đi đến thỏa thuận kiềm chế Trung Quốc hay không?

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại