Nhân viên đội di tích nhặt được một bức thư trong thùng rác, nào ngờ là bảo vật vô giá: Thật quá may mắn!

Kim Dung |

Chúng ta thường thấy cổ vật được người ta phát hiện trong quá trình khai quật các khu mộ chứ chẳng ai ngờ nó lại được tìm thấy ở nơi như sọt rác.

Chủ nhân của bức thư này chính là Vương Hi Chi, một nhà thư pháp nổi tiếng ở thời Đông Tấn, ông có danh hiệu là "Hiền nhân thư pháp".

Chủ nhân của bức thư này chính là Vương Hi Chi, một nhà thư pháp nổi tiếng ở thời Đông Tấn, ông có danh hiệu là "Hiền nhân thư pháp".

Vào những năm 1970, năm 1972, Đội dọn dẹp Di tích Văn hóa Thượng Hải đã tiến hành thẩm định và dọn dẹp một số di tích văn hóa, thư pháp và hội họa. Anh nhân viên Wan Yiren đang thu dọn một số bức thư pháp và tranh vẽ trong nhà kho thì vô tình tìm thấy bức thư có tên "Thượng Ngu Thiếp", có bút tích của nhà thư pháp Vương Hi Chi trong một giỏ giấy vụn.

"Thượng Ngu" ở đây là nơi ở của Vương Hi Chi (nay là một huyện thuộc thành phố Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang). "Thiếp" mang ý nghĩa như một tấm thiệp, một bức thư quan trọng. "Thượng Ngu Thiếp" có nghĩa là bức thư gửi từ Thượng Ngu.

Bức thư được Vương Hi Chi gửi cho người bạn để cáo bận. Trong "Thượng Ngu Thếp", ông nói mình từng có hẹn đến thăm nhà bạn nhưng do sức khỏe không cho phép nên viết thư này xin phép vắng mặt.

Nhân viên đội di tích nhặt được một bức thư trong thùng rác, nào ngờ là bảo vật vô giá: Thật quá may mắn! - Ảnh 1.

"Thượng Ngu Thiếp" được chuyên gia tiến hành kiểm định lại vào năm 1975 (Nguồn: Sohu)

Nghệ thuật thư pháp của Vương Hi Chi trong bức thư này được đánh giá cao. Phong cách chữ thảo thoải mái, tự nhiên không phô trương. Bút pháp linh hoạt, thay đổi nhẹ nhàng như bổ sung thêm nội hàm cho bức thư.

Wan Yiren cảm thấy đây rất khó có thể là lá thư thật, bởi vì hiện nay trên thế giới đồ thật của Vương Hi Chi cực kỳ hiếm gặp. Vào thời Nam Đường, khi vị quân vương cuối cùng Lý Dục bị tấn công ở Kim Lăng, ông đã đốt hết sách, sách chép, thư pháp và tranh vẽ, các tác phẩm của Vương Hi Chi là một phần trong số đó.

Wan Yiren thậm chí đã bỏ lại bức thư vào đống giấy vụn song càng nghĩ anh lại càng thấy mình sai, vì trên thư thậm chí còn có vết đóng dấu vua Tống Huy Tông. Thật khó để làm giả!

Với một tia hy vọng mong manh Wan Yuren đã mang "Thượng Ngu Thiếp" đến Bảo tàng Thượng Hải để thẩm định. Ban đầu, bức "Thượng Ngu Thiếp" này được cho là đồ giả. Thấy không có kết quả, Wan Yuren đã cổ vật về nhà và cất giữ.

Nhân viên đội di tích nhặt được một bức thư trong thùng rác, nào ngờ là bảo vật vô giá: Thật quá may mắn! - Ảnh 3.

"Thượng Ngu Thiếp" hiện được trưng bày tại Bảo Tàng Thượng Hải (Nguồn: Kknews)

Mãi đến năm 1975, "Thượng Ngu Thiếp mới chào đón người phụ trách mới có kiến ​​thức là Shen Zhiyu, và Wan Yuren quyết tâm một lần nữa đem "Thượng Ngu Thiếp" kiểm định lại.

Sau khi xác định và sử dụng kỹ thuật chụp X-quang mềm, chuyên gia xác nhận "Thượng Ngu Thiếp" được tìm thấy tuy không phải thư gốc nhưng chính là một bản sao từ thời nhà Đường. Nó cho thấy con dấu của triều đại Nam Đường "Nội hợp đồng ấn" và con dấu mực của "Tập kết viện ngự thư ấn".

Việc phát hiện ra một di tích văn hóa như vậy không phải là chuyện dễ dàng. Nếu không có sự chuyên nghiệp và kiên định của nhân viên khu di tích thì có lẽ "Thượng Ngu Thiếp" quý giá đã bị vứt vào sọt rác. Thật may mắn khi nó được nhân viên phát hiện mà một kho tàng nghệ thuật hàng nghìn năm mới có thể được lưu giữ đến ngày nay.

Bài viết tham khảo từ Sohu

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại