Venezuela là nước có trữ lượng dầu mỏ dồi dào. Ảnh Reuters
Washington cũng đòi ông Maduro phải đưa ra cam kết về một kỳ bầu cử tổng thống tự do và công bằng dự kiến được tổ chức trong năm 2024.
Đến thời điểm hiện tại, chưa có bằng chứng nào cho thấy nhà lãnh đạo Maduro sẵn sàng chấp thuận những giải pháp như vậy. Ngay cả sáng kiến được coi là cử chỉ hòa hoãn của ông Biden về việc cho phép Venezuela nối lại xuất khẩu dầu thô hạn chế sang Tây Âu với quy trình để trả nợ cũng đã bị ông Maduro chối từ.
Việc Mỹ buộc phải tìm kiếm nguồn cung dầu mỏ, khí đốt thay thế giữa khủng hoảng năng lượng toàn cầu và xu thế nền kinh tế Venezuela dần thoát khỏi sụp đổ là tác nhân chính giúp tăng cường vị thế cho Tổng thống Maduro. Kết hợp với ủng hộ của Nga, Trung Quốc, Iran, ông Maduro nhận thấy không cần phải quá vội vã chấp nhận các điều khoản mà Washington đặt ra.
Với những lý do trên, bất kỳ nỗ lực nào của chính quyền Tổng thống Joe Biden về giảm, nới lỏng trừng phạt, mở đường để các công ty nước ngoài khai thác dầu thô ở Venezuela đều sẽ không thu được kết quả như mong đợi. Ông Biden cũng sẽ vấp phải phản đối ngay trong nội bộ Mỹ. Thực tế này cho thấy Venezuela sẽ chưa thể quay trở lại vị thế của một nhà sản xuất, xuất khẩu dầu mỏ lớn của thế giới trong tương lai gần.