Được làm việc trong công ty Google là mơ ước của tất cả mọi người. Nhưng để gia nhập, bạn sẽ phải vượt qua vòng phỏng vấn khắt khe. Câu hỏi đơn giản này đã "đánh bại" mọi ứng viên, trong 200 người chỉ có 1 người trả lời đúng.
Câu hỏi:
Vào một buổi tối mưa gió sấm sét, bạn một mình lái xe đến một trạm xe bus hẻo lánh. Trạm xe bus có 3 người, theo thứ tự là:
1. Một bà lão mắc bệnh tình nguy kịch, nếu bạn không lập tức đưa bà đến bệnh viện thì bà sẽ chết.
2. Một người đã từng là ân nhân cứu mạng bạn, lúc này chính là cơ hội tốt nhất để báo đáp ân nhân.
3. Người tình trong mộng của bạn, nếu như mắc lỗi với nàng (hoặc chàng), sau này sẽ không gặp được người tình hoàn hảo như thế.
Nhưng lúc này xe của bạn chỉ có thể chở được một người, trong ba người này bạn chọn người nào?
Vậy, đáp án của bạn là gì?
Trong 200 ứng viên đã đưa ra nhiều lựa chọn, trong đó đa phần sẽ chọn tình huống cấp bách nhất, cứu bà lão mắc bệnh nguy kịch, bởi mạng người là quan trọng. Một số khác cho rằng 'sống chết có số', nên chọn ân nhân cứu mạng bởi không muốn là kẻ vô ơn. Một số ứng viên lập luận 'người không vì mình, trời chu đất diệt', nên phải nghĩ cho bản thân trước mà chọn người tình trong mộng để đi hẹn hò, bỏ qua bà lão mắc bệnh và ân nhân cứu mạng. Họ đưa ra rất nhiều lập luận, lý lẽ bao biện cho sự lựa chọn của mình, tuy nhiên ban tuyển dụng của Google đều đánh trượt.
Duy nhất, một ứng viên đã đưa ra đáp án hoàn toàn khác: Anh không chọn theo 3 đáp án trên mà đưa ra một phương án tối ưu.
Anh trả lời như thế này: Đưa chìa khóa xe cho ân nhân cứu mạng, để cho ân nhân đưa bà lão tới bệnh viện, sau đó anh sẽ ở lại cùng người tình trong mộng đợi xe buýt.
Nhà tuyển dụng thấy được năng lực giải quyết vấn đề và suy nghĩ khác người của ứng viên này, cảm thấy anh nhất định là một nhân tài, tiến tới tuyển chọn anh.
Thay vì phản xạ lựa chọn câu trả lời theo những đáp án có sẵn, vô tình giới hạn sự sáng tạo và phương thức suy nghĩ của chúng ta thế nên đưa ra một phương án khác, tối ưu hơn chính là điều nhà tuyển dụng mong muốn và kỳ vọng.