Năm 2017, Jack Kellogg trở thành day trader ở tuổi 19. Khi đó, anh vừa tốt nghiệp trung học nhưng chưa học đại học. Kellogg không có kế hoạch gì cho bản thân và anh cảm thấy lo lắng về tương lai của mình.
Đúng thời điểm này, anh cũng nghe một người bạn nói về đầu tư cổ phiếu và dành thời gian tìm hiểu. Mục tiêu của Kellogg là có thể chi tiêu thoải mái, không chỉ kiếm tiền từ công việc toàn thời gian. Tuy nhiên, ban đầu, Kellogg đã nhiều lần thất bại, với công việc dọn phòng, anh chuyển khoảng 7.500 USD vào tài khoản giao dịch nhưng đã mất vài trăm USD.
Kellogg quyết định “giảm tốc” và giao dịch kiểu mô phỏng (paper trading). Anh cũng theo học một khoá đào tạo giao dịch chứng khoán online của Timothy Sykes - trader từng giao dịch cổ phiếu vốn hoá nhỏ.
Năm 2020, cuối cùng, Kellogg cũng gặt hái được thành quả cho những nỗ lực của mình. Theo Business Insider, tài khoản của anh đã lãi hơn 8 triệu USD (198 tỷ đồng) nhờ giao dịch trong ngày từ năm 2020 đến 2021. Những khoản đầu tư của anh bắt đầu có lãi nhiều hơn từ năm 2020, khi tổng lợi nhuận là 1,6 triệu USD. Năm 2021, số tiền này đã tăng lên 6,5 triệu USD.
Lợi nhuận của Kellogg đã tăng lên khi thị trường thăng hoa trong gần 2 năm vừa qua, với 2/3 các giao dịch đều sinh lời. Trong một cuộc phỏng vấn với Insider, anh đã chia sẻ về một số điều quan trọng để có được những khoản đầu tư mang về lợi nhuận tốt.
2022 không phải là một năm dễ dàng cho các nhà đầu tư. Kellogg nhận thấy thị trường bắt đầu có xu hướng không mấy khả quan vào tháng 11 và tháng 12 năm ngoái. Đến tháng 1, anh lỗ 100.000 USD. Từ đầu năm đến nay, tỷ lệ lời/lỗ của Kellogg đã giảm xuống còn 50%. Anh chia sẻ: “Xu hướng biến động đã khiến anh phải chậm lại và suy nghĩ về chiến lược của mình.”
Đầu tiên, anh hạ kỳ vọng lợi nhuận. Thay vì đặt mục tiêu vượt qua những năm trước, anh đặt mục tiêu chỉ kiếm được 1-2 triêu USD trong năm. Cho đến nay, Kellogg sắp đạt được con số trên. Từ đầu năm đến nay, lãi chưa thực hiện của anh là hơn 1 triệu USD. Chỉ trong tháng 8, anh đã kiếm được hơn 280.000 USD.
Vào tháng 7, Kellogg đã tạm dừng một số chiến lược hoặc điều chỉnh một chút để bắt kịp các đợt hồi phục sau khi lao dốc của thị trường.
Dưới đây là những thay đổi mà Kellogg đã thực hiện:
Thay vì đóng toàn bộ vị thế một cách vội vàng, Kellogg tăng vị thế nắm giữ trong khi điều chỉnh mức dừng lỗ lên cao hơn. Nhưng trong năm nay, anh lại thận trọng hơn. Trước đây, anh có thể tăng vị thế ngay cả khi thấy giá tăng 10%, nhưng hiện tại anh sẽ ngừng khi giá tăng từ 1% đến 3%.
Kellogg quyết định chốt lời sớm hơn. Khi cổ phiếu tăng khoảng 3%, anh sẽ đóng lệnh.
Anh giải thích: “Trước đây, ngay cả khi những cổ phiếu mà tôi theo dõi từ lâu giảm sàn, thì đó là cơ hội để tôi bắt đáy. Nhưng ở bối cảnh hiện tại, bạn sẽ muốn ‘chạy’ trước khi cổ phiếu đó giảm mạnh hơn nữa.”
Kellogg cho biết anh không còn bắt đáy với tốc độ nhanh như trước nữa. Nếu đợt bán tháo kéo dài trong nhiều ngày, anh mới thực hiện chiến lược này.
Ngày 7/9, Kellogg đã cố gắng mua cổ phiếu Globalstar sau khi cổ phiếu này tăng 3 USD trong 1 phiên. Anh đặt lệnh mua ở mức giá 2,28 USD nhưng cổ phiếu này vẫn chưa hồi phục. Anh đã đóng vị thế với mức giá 2,22 USD. Theo Kellogg, trong thị trường giá lên năm 2021, một cổ phiếu như thế này có thể nhận được sự chú ý nhiều hơn và có thể tăng lên 5 USD.
Với chiến lược trước đây, một dấu hiệu tích cực với Kellogg đó là khi anh bắt đầu thấy ai cũng bi quan về thị trường. Khi đó, bạn sẽ chứng kiến mọi người giao rắc nỗi sợ hãi khắp nơi và nói rằng thị trường có thể giảm tới 80%, nhưng đó thường là thời điểm tốt để “lên thuyền”.
Anh nhớ lại thời điểm thị trường “đỏ” liên tiếp từ ngày 26/8 đến 6/9, S&P 500 đã giảm khoảng 7%. Sau đó là đợt hồi phục kéo dài 7 ngày trước khi thị trường lại đi xuống.
Với Kellogg, thời điểm lý tưởng nhất để giao dịch là trong giờ mở cửa đầu tiên của thị trường, khi mức độ biến động đạt đỉnh điểm. Trong 2 năm trước, anh đã chứng kiến động xảy ra trong cả ngày và xu hướng của cổ phiếu thường kéo dài lâu hơn. Năm nay, mọi thứ ảm đạm hơn.
Trong phần lớn thời gian của tháng 8, anh đã giao dịch các cổ phiếu meme nổi tiếng như AMC, GameStop và Bed Bath & Beyond vì nhóm này đã trải qua vài đợt tăng giá. Anh thận trọng hơn trước những đợt leo dốc mạnh. Kellogg thường “vào” vị thế mua sau khi một cổ phiếu phá vỡ mức kháng cự.
Kellogg cho biết, chiến lược này dường như hiệu quả từ 60% đến 80% vào năm 2021. Nhưng năm nay, tỷ lệ lãi chỉ là khoảng 10% đến 20%. Kellogg theo dõi S&P 500 để giúp đánh giá về điểm breakout (giá cổ phiếu vượt qua một mức xác định) đó có phải là thời điểm tốt để tăng vị thế không.
Anh cũng thường đọc tin tức để xem tại sao giá cổ phiếu có thể tăng lên. Tuy nhiên, những thông tin ảnh hưởng đến thị trường không quan trọng trong một môi trường diễn ra những đợt tăng giá ngắn hạn. Bởi vậy, Kellogg giờ đây ít tập trung vào việc theo dõi lý do tại sao một cổ phiếu tăng/giảm giá.
Tham khảo BI