Nguyên nhân nào khiến "năm ánh sáng" được dùng để đo khoảng cách siêu khủng trong vũ trụ?

S.T |

Tại sao các nhà thiên văn học dùng "năm ánh sáng" chứ không phải kilomet để đo khoảng cách giữa các thiên thể? Câu trả lời sẽ rất thú vị đó.

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường dùng đơn vị đo là cm, km,… để tính toán độ dài. Ví dụ, một tấm kinh thuỷ tinh có độ dày là 1 cm, chiều cao của một người là 1,8 m, khoảng cách giữa 2 thảnh phố là 1000 km...

Nguyên nhân nào khiến năm ánh sáng được dùng để đo khoảng cách siêu khủng trong vũ trụ? - Ảnh 1.

Chúng ta có thể sử dụng đơn vị nhỏ để biểu thị những thứ có kích thước nhỏ.

Khi biểu thị một thứ gì đó ở cự ly ngắn, chúng ta dùng đơn vị đo nhỏ có thể là mm, cm,… Ngược lại, chúng ta sử dụng những đơn vị đo lớn để biểu thị cự ly dài như m, km,…

Trong thiên văn học, người ta cũng dùng mét để làm đơn vị đo. Ví dụ. chúng ta thường nói bán kính xích đạo của Trái Đất là 6.378 km, đường kính của Mặt Trăng là 3.474 km hay Mặt Trăng cách Trái Đất 384.403 km...

Nguyên nhân nào khiến năm ánh sáng được dùng để đo khoảng cách siêu khủng trong vũ trụ? - Ảnh 2.

Khoảng cách giữa Mặt Trăng và Trái Đất cũng có thể dùng đơn vị km để đo.

Nhưng nếu dùng đơn vị km để biểu thị khoảng cách giữa các vì sao với nhau thì không thuận tiện lắm, so với khoảng cách đó thì đơn vị này "chẳng thấm vào đâu".

Ví dụ, khoảng cách từ hành tinh gần chúng ta nhất – Sao Thủy đến Trái Đất là 40.000 tỉ km. Bạn thấy đấy, đó là hành tinh gần chúng ta nhất mà có khoảng cách không hề nhỏ, vậy còn những vì sao khác xa hơn, chúng ta vẫn phải sử dụng đơn vị đó để biểu thị chăng?

Nguyên nhân nào khiến năm ánh sáng được dùng để đo khoảng cách siêu khủng trong vũ trụ? - Ảnh 3.

Đo khoảng cách giữa các thiên thể chúng ta vẫn sử dụng đơn vị km?

Mặt khác, người ta phát hiện tốc độ ánh sáng rất lớn, mỗi giây ánh sáng có thể đi được 30 vạn km (con số chính xác là 299.792.458 km), và quãng đường của 1 năm ánh sáng khoảng 1 vạn tỉ km, chính xác là 9.460,5 tỉ km.

Vậy có thể dùng quãng đường đi của năm ánh sáng gọi là "năm ánh sáng" để làm đơn vị tính khoảng cách giữa các thiên thể được không? Đó là một gợi ý rất quan trọng.

Ngày nay các nhà thiên văn học đã dùng năm ánh sáng để tính cự ly giữa các thiên thể, năm sáng đã trở thành một đơn vị cơ bản trong thiên văn học.

Nguyên nhân nào khiến năm ánh sáng được dùng để đo khoảng cách siêu khủng trong vũ trụ? - Ảnh 4.

Nguyên nhân nào khiến năm ánh sáng được dùng để đo khoảng cách siêu khủng trong vũ trụ? - Ảnh 5.

Nếu dùng năm ánh sáng để biểu thị khoảng cách của ngôi sao lân cận đối với chúng ta thì đó là 4,22 năm ánh sáng. Sao Ngưu Lang cách ta 16 năm ánh sáng, sao Chức Nữ là 26,3 năm ánh sáng. Chòm sao Tiên Nữ nằm ngoài hệ Ngân hà cách ta khoảng 220 vạn năm ánh sáng.

Ngày nay người ta quan trắc được thiên thể có cự ly xa nhất đối với chúng ta trên 10 tỉ năm ánh sáng. Đường kính của hệ Ngân hà là 10 vạn năm ánh sáng. Những khoảng cách này đều rất khó dùng km để biểu thị.

Trong thiên văn học còn có một đơn vị khác để tính khoảng cách. Có loại đơn vị nhỏ hơn năm ánh sáng, ví dụ đơn vị thiên văn.

Một đơn vị thiên văn bằng khoảng cách bình quân từ Trái Đất đến Mặt Trời (149,6 triệu km) loại đơn vị này chủ yếu để tính khoảng cách giữa các thiên thể trong phạm vi hệ Mặt Trời. 

Còn có loại đơn vị lớn hơn năm ánh sáng, như pacsec (một pacsec bằng 3,26 năm ánh sáng, một megapacec bằng 106 pacsec).

Nguồn sưu tầm: Cuốn "10 vạn câu hỏi vì sao - Vũ trụ thần bí", NXB Hồng Đức

Tiêu đề bài viết đã được tòa soạn đặt lại.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại