Nguyên nhân khiến tắc kè hoa bỗng hóa thành xác ướp ngay dưới ánh nắng mặt trời

Mỹ Huyền |

Ngay cả những loài bò sát có khả năng thích ứng với môi trường khô nóng cũng ngã quỵ vì sốc nhiệt khi Trái Đất ấm lên.

Một con tắc kè hoa không may mắn ở Ấn Độ có lẽ đã chết khi cố uống nước từ một vòi nước bị kẹt lại, sau đó nhanh chóng bị ướp xác bởi ánh nắng mặt trời gay gắt. Hình ảnh đáng kinh ngạc này được chụp lại bởi Janaki Lenin – một nhà làm phim về thế giới hoang dã.

Nếu câu chuyện trên là thật, nhiều khả năng ánh mặt trời và sự khô nóng đã thúc đẩy quá trình ướp xác con tắc kè hoa. Gió khô cũng có thể làm hơi nước thoát ra khỏi con vật nhanh chóng.

Hai lỗ nhỏ trên xác ướp cho thấy kiến có thể đã ăn các bộ phân bên trong con tắc kè hoa, đẩy nhanh quá trình ướp xác. Ngay khi sinh vật chết đi, vi khuẩn trong ruột sẽ bắt đầu phân hủy các mô mềm. Đó là lý do vì sao những nền văn hóa cổ đại thường loại bỏ nội tạng để dễ dàng ướp xác hơn.

Nguyên nhân khiến tắc kè hoa bỗng hóa thành xác ướp ngay dưới ánh nắng mặt trời - Ảnh 1.

Nhà tâm thần học Jeanine Refsnider tại Đại học Toledo (Ohio, Mỹ) cho biết: “Mọi loài động vật chỉ chịu được nhiệt độ đến một giới hạn nhất định. Nếu vượt quá giới hạn đó, protein trong cơ thể sẽ bắt đầu vỡ ra”.

Đây có thể là tin xấu đối với động vật, và cả con ngươi, ở những vùng khí hậu nóng khi sóng nhiệt gia tăng theo sự biến đổi khí hậu. Theo một nghiên cứu mới đây, 30% dân số thế giới đang tiếp xúc với nắng nóng có thể gây chết người trong 20 ngày hoặc hơn mỗi năm.

Dù chưa rõ vì sao biến đổi khí hậu gây nên cái chết đặc thù cho con tắc kè hoa Ấn Độ, nhưng Refsnider cho rằng các loại bò sát sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn những loài động vật khác khi Trái Đất nóng lên.

Bởi bò sát là loài biến nhiệt, nhiệt độ cơ thể chúng thay đổi dựa vào môi trường xung quanh. Chúng có thể điều chỉnh nhiệt độ cơ thể bằng cách đi vào hoặc ra khỏi bóng râm, nhưng nếu chúng ra khỏi giới hạn, cái chết sẽ đến nhanh chóng.

Refsnider giải thích: “Rất nhiều loài bò sát sống ở khu vực sa mạc hay nhiệt đới, nơi có nhiệt độ gần nhưng bằng mức chịu đựng của chúng, do đó ngay cả khi nhiệt độ tăng rất nhỏ vẫn có thể đẩy chúng vào tình trạng sốc nhiệt nghiêm trọng”.

Ngoài ra, các nhà khoa học đã tìm ra bằng chứng về sự suy giảm loài bò sát liên quan đến khí hậu trên toàn thế giới. Ví dụ, các nghiên cứu cho thấy, quần thể rùa cạn và iguanas ở quần đảo Galapagos, hay quái vật Gila ở Tây Nam Mỹ có nguy cơ bị sụt giảm số lượng.

Nguyên nhân khiến tắc kè hoa bỗng hóa thành xác ướp ngay dưới ánh nắng mặt trời - Ảnh 2.

Với nhiều loài bò sát, nhiệt độ ấp trứng tác động đến giới tính con non. Nghĩa là, sự nóng lên toàn cầu có thể khiến các quần thể bò sát mất cân bằng giới tính.

Ví dụ, trên đảo North Brother của New Zealand, nhiệt độ tăng đã ảnh hưởng đến số lượng con đực trong quần thể tuatara – nghiên cứu gần đây cho thấy, ngày càng có ít cá thể tuatara cái hơn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại