Nguyên nhân cốt lõi khiến "bài tủ" của Mỹ với Iran vô hiệu trước ông Kim Jong Un

An Sơn |

Triều Tiên không phụ thuộc nhiều vào các cường quốc phương Tây so với Iran, khiến việc ràng buộc Bình Nhưỡng vào một thỏa thuận hạt nhân là vô cùng khó khăn.

Mỹ thành công với trường hợp Iran do đâu?

James Birkett, giám đốc liên kết của Alaco, công ty tư vấn tình báo có trụ sở tại London, Anh, cho rằng chương trình trừng phạt của Mỹ đối với Iran có sự hỗ trợ từ nhiều quốc gia, những phát huy hiệu quả cũng do Tehran phải phụ thuộc vào nền kinh tế thế giới.

Chính sách ngoại giao của Mỹ đối với Iran và Triều Tiên dưới thời tổng thống Donald Trump cần xem xét đến quan hệ giữa Mỹ với hai quốc gia này - những thành viên còn lại của nhóm nước bị cựu tổng thống George W. Bush gọi là "trục ma quỷ" vào năm 2002, khi ông bắt đầu xem xét lại mối quan hệ của Washington với phần còn lại thế giới.

Ngày nay, Iran và Triều Tiên vẫn là nỗi ám ảnh đối với người Mỹ. Tuy nhiên, kết quả từ lệnh trừng phạt của Mỹ đối với hai quốc gia này lại mang đến những kết quả khác nhau, do Iran và Triều Tiên có mối quan hệ ngoại giao khác nhau với Washington.

Lệnh cấm vận đã khiến Tehran phải đi đến thỏa hiệp giải trừ vũ khí hạt nhân, nhưng lại không có tác dụng gì trong trường hợp của Bình Nhưỡng.

Khi Bình Nhưỡng đe dọa thử nghiệm tên lửa có khả năng phóng đến đảo Guam của Mỹ - qua đó gia tăng khả năng đối đầu quân sự ở Đông Á - thì Tehran đang tái hòa nhập nền kinh tế toàn cầu sau khi các lệnh trừng phạt tạm ngừng vào năm ngoái.

Mặc dù tổng thống Trump đã công khai tuyên bố sẽ rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân, nhưng theo Birkett, ông Trump không thực sự có ý định xóa bỏ hoàn toàn thỏa thuận này.

Tổng thống đã đệ trình lên Quốc hội Mỹ, hiện có 60 ngày để quyết định về việc liệu có khôi phục các biện pháp trừng phạt đối với Iran, để đưa ra các sửa đổi về mặt pháp lý nhằm giúp Mỹ rút khỏi thỏa thuận.

Nguyên nhân cốt lõi khiến bài tủ của Mỹ với Iran vô hiệu trước ông Kim Jong Un - Ảnh 1.

Ngoại trưởng các nước P5+1 cùng Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU Federica Mogherini, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif, Lãnh đạo Tổ chức năng lượng nguyên tử Iran Ali Akbar Salehi và Bộ trưởng năng lượng Mỹ Ernest Moniz chụp ảnh tại trụ sở LHQ ở Vienna, Áo ngày 14/7/2015 (Ảnh: REUTERS/Carlos Barria)

Tình trạng hiện tại của Iran là kết quả của nhiều năm bị áp đặt các lệnh trừng phạt nghiêm ngặt, đạt đỉnh điểm trong năm 2010 với việc cấm mọi hình thức đầu tư vào quốc gia này trên nhiều lĩnh vực kinh tế.

Chìa khóa cho sự thành công này là do Mỹ đã thuyết phục được những quốc gia khác hợp tác - thông qua các biện pháp trừng phạt cứng rắn và các nỗ lực trong hoạt động ngoại giao.

Chương trình trừng phạt của Mỹ có hiệu quả cũng một phần là do kinh tế Iran phải dựa vào nguồn thu lớn từ dầu khí, đồng thời Iran có quan hệ thương mại với nhiều đối tác phụ thuộc vào nền kinh tế toàn cầu do Mỹ kiểm soát.

Những hạn chế về mặt thương mại cũng như trong những mối quan hệ đối ngoại khác với Iran đã được toàn xã hội công nhận, đặc biệt là trong tầng lớp trung lưu đang lên.

Sự thành công của tổng thống Hassan Rouhani trong cuộc bầu cử Iran năm 2013, cũng như sự tái đắc cử gần đây của ông, đều dựa trên nền tảng tái lập quan hệ với Mỹ và phương Tây.

Với Triều Tiên, việc siết chặt các lệnh trừng phạt dường như đã mang kết quả ngược lại. Bình Nhưỡng đã có mối quan hệ nồng ấm với Washington trong những năm trước khi ông Bush có bài phát biểu về Triều Tiên vào năm 2002, theo sau những cuộc đối thoại do người tiền nhiệm Bill Clinton khởi xướng vào năm 1994 và được chính quyền Bush tiếp tục, vốn nhằm bảo đảm tạm ngừng chương trình hạt nhân của Triều Tiên.

Do các lệnh trừng phạt gia tăng, cùng với những chỉ trích từ Mỹ, nên lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã quyết định chọn con đường phát triển vũ khí hạt nhân và các tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân bắn đến lãnh thổ của Mỹ.

Vào ngày 31/7 năm nay, đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc, bà Nikki Haley đã thừa nhận điều trên. Bà cho rằng Triều Tiên "đã chịu ảnh hưởng từ nhiều quyết định của Hội đồng Bảo an, nhưng lại không bị trừng phạt khi vi phạm" .

Tháng trước, ông Trump phát biểu trước Đại hội đồng LHQ rằng Mỹ có thể sẽ phải "tiêu diệt hoàn toàn" Triều Tiên nếu không thể giải quyết vấn đề hạt nhân.

Chương trình trừng phạt đối với Triều Tiên bắt đầu vào năm 1950, gồm việc cấm nhập khẩu nhiều hàng hóa như xa xỉ phẩm, dầu thô, hàng tiêu dùng, kim loại, và tất cả những thứ có thể giúp Triều Tiên xây dựng quân đội.

Như trong chương trình trừng phạt đối với Iran, lệnh trừng phạt được hỗ trợ thêm bằng những biện pháp đã được Hội đồng Bảo an LHQ, Liên minh Châu Âu (EU) và nhiều cường quốc kinh tế phương Tây khác thông qua.

Nguyên nhân cốt lõi khiến bài tủ của Mỹ với Iran vô hiệu trước ông Kim Jong Un - Ảnh 2.

Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trước Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 19/9/2017 (Ảnh: AP)

Tại sao cấm vận Triều Tiên không hiệu quả?

James Birkett cho hay, câu trả lời có lẽ là do quan hệ chính trị quốc tế. Đối với chương trình cấm vận Iran, Mỹ có thể dựa trên sự hỗ trợ từ nhiều quốc gia khác, trong khi Triều Tiên lại có mối quan hệ kinh tế thân thiết với Trung Quốc - quốc gia ủng hộ chủ yếu cho họ cả về mặt chính trị.

Mặc dù Bắc Kinh có những dấu hiệu thể hiện sự không rõ ràng trong quan hệ với Triều Tiên, nhưng nỗ lực của Mỹ vẫn không đem lại mấy kết quả.

Trong khi đó, các phương tiện truyền thông trong những năm gần đây cho biết có nhiều nhà khoa học Triều Tiên nghiên cứu về khoa học tên lửa và hạt nhân xuất hiện tại các trường đại học của Trung Quốc, mặc cho lệnh cấm của LHQ vào năm 2016.

Cũng có câu hỏi về hiệu lực của các lệnh trừng phạt liên quan đến việc ràng buộc các điều khoản cam kết với chính phủ Triều Tiên.

Nền kinh tế Triều Tiên tăng trưởng 3.9% trong năm qua - mức tăng cao nhất trong vòng 17 năm của quốc gia này kể từ mức tăng trưởng 6.1% hồi năm 1999.

Khó có thể biết được cần tạo ra những khó khăn kinh tế đến mức nào thì mới có thể gây bất ổn trong nước đối với quốc gia này - ông Birkett nhận xét.

Đối mặt với những bất lợi trên chiến trường và một đối thủ cứng rắn, Bình Nhưỡng có những tính toán lý trí khi theo đuổi thành công chương trình hạt nhân để bảo đảm sự tồn tại của mình.

Nguyên nhân cốt lõi khiến bài tủ của Mỹ với Iran vô hiệu trước ông Kim Jong Un - Ảnh 3.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Hwasong-14 do Triều Tiên phóng thử ngày 4/7/2017 (Ảnh: KCNA)

Mỹ cần thay đổi cách tiếp cận Triều Tiên

Trong khi các biện pháp cứng rắn của chính quyền ông Trump được cho là điểm đặc trưng ở phương Tây, thì đối với Triều Tiên, họ đã phải hứng chịu những cuộc rải bom tàn phá hầu hết lãnh thổ trong cuộc chiến hai miền vào thập niên 1950, làm khoảng 2.5 triệu người thiệt mạng.

Một lý do xác đáng cho sự thành công của các lệnh cấm đối với Iran là lời hứa về một tương lai tốt đẹp hơn - bao gồm sự trở lại của các khoản thuế dầu khí và việc tái thiết lập quan hệ với EU.

Thực tế, với việc tỏ ra sẵn sàng tuân thủ các nghĩa vụ trong thỏa thuận hạt nhân ký với nhóm P5+1 vào năm 2015, Iran sẽ tiếp tục cải thiện quan hệ với EU bất chấp tổng thống Trump đơn phương từ bỏ cam kết của Mỹ trong thỏa thuận.

Với Triều Tiên, James Birkett đề xuất phương thức mới nhằm cải thiện các mối quan hệ, gồm hai bước. Thứ nhất, cần chấp nhận rằng trong trường hợp này, lệnh cấm vận là không có hiệu quả và có thể sẽ phản tác dụng. Thứ hai, cần tìm ra những cách tiếp cận hiệu quả với một quốc gia sắp trở thành một cường quốc hạt nhân.

Trước khi đặt áp lực kinh tế vào Bình Nhưỡng, Mỹ phải chứng minh cho Triều Tiên thấy lợi ích của việc hòa nhập với cộng đồng quốc tế, và điều đó chắc chắn không chỉ dừng ở việc mang đến bạo lực và đe dọa.

Tổng thống Trump họp khẩn với các tướng lĩnh quân sự cao cấp để thảo luận về vấn đề Triều Tiên

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại