Nguy cơ từ vụ phun trào núi lửa vừa và nhỏ

Kim Dung |

Nhiều ý kiến cho rằng, núi lửa phun trào mạnh sẽ ảnh hưởng lớn đến con người và môi trường.

Các vụ phun trào nhỏ có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng.

Các vụ phun trào nhỏ có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tuy nhiên, một nhóm chuyên gia nhận định, điều quan trọng là hiệu ứng domino tiềm tàng từ các vụ phun trào núi lửa có quy mô vừa.

Các nhà nghiên cứu dẫn đầu bởi Trung tâm Nghiên cứu Rủi ro Hiện sinh (CSER) của Đại học Cambridge (Anh) đã xác định bảy “điểm chốt”. Đây là nơi các cụm núi lửa tương đối nhỏ nhưng đang hoạt động nằm bên cạnh cơ sở hạ tầng quan trọng.

Nếu khu vực bị tê liệt, hậu quả sẽ vô cùng thảm khốc. Những khu vực này bao gồm các nhóm núi lửa ở Đài Loan, Bắc Phi, Bắc Đại Tây Dương và Tây Bắc Mỹ.

Tiến sĩ Lara Mani từ CSER, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: “Ngay cả vụ phun trào nhỏ ở một trong những khu vực mà chúng tôi xác định có thể tạo ra đủ tro bụi hoặc chấn động lớn. Từ đó, phá vỡ các mạng lưới trung tâm của chuỗi cung ứng và hệ thống tài chính toàn cầu”.

Theo nhóm nghiên cứu, các vụ phun trào nhỏ hơn xếp hạng 6 trong “chỉ số nổ núi lửa” - có thể dễ dàng tạo ra các đám mây bụi, bùn và lở đất. Từ đó, ảnh hưởng đến dây cáp dưới biển, khiến thị trường tài chính ngừng hoạt động, hoặc tàn phá sản lượng cây trồng, gây thiếu lương thực.

Cụ thể, Bắc Đài Loan là quê hương của một trong những nhà sản xuất chip điện tử lớn nhất. Nếu khu vực này cùng Cảng Đài Bắc mất khả năng hoạt động vô thời hạn do núi lửa phun trào, ngành công nghệ toàn cầu có thể ngừng hoạt động.

Một điểm nguy cơ khác là Địa Trung Hải - nơi núi lửa Vesuvius và Santorini có thể gây ra sóng thần. Từ đó, phá vỡ mạng lưới cáp chìm và phong tỏa kênh đào Suez.

Các vụ phun trào ở bang Washington (Mỹ) tại Tây Bắc Thái Bình Dương có thể kích hoạt bùn và đám mây bụi bao phủ Seattle. Kịch bản xảy ra một vụ phun trào mạnh 6 độ richter từ núi Rainier cho thấy, Mỹ có thể chịu thiệt hại hơn 7 nghìn tỷ USD trong 5 năm tới.

Các trung tâm núi lửa đang hoạt động mạnh dọc quần đảo Indonesia - từ Sumatra đến Trung Java - cũng nằm dọc theo eo biển Malacca.

Đây là một trong những con đường vận chuyển nhộn nhịp nhất trên thế giới, với 40% thương mại toàn cầu được vận chuyển qua con đường này mỗi năm.

“Đã đến lúc thay đổi cách chúng ta nhìn nhận nguy cơ núi lửa phun trào mạnh. Chúng ta cần tránh xa suy nghĩ về những vụ phun trào khổng lồ hủy diệt thế giới, như được miêu tả trong các bộ phim của Hollywood.

Các kịch bản dễ xảy ra hơn liên quan đến những vụ phun trào cường độ thấp. Song, chúng liên quan đến xã hội và đẩy chúng ta đến thảm họa”, nhà nghiên cứu Mani cảnh báo.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại