Len lỏi trên con đường đất nhỏ, chúng tôi tìm đến căn nhà của gia đình anh Thái Hiền Sơn (42 tuổi) tại xã Khánh Bình Tây Bắc (Huyện Trần Văn Thới, Tỉnh Cà Mau). Giữa buổi trưa, căn nhà nóng hầm hập, bốc lên mùi ẩm mốc lâu ngày tù đọng.
Dười thềm đất, chị Kiều (28 tuổi, vợ anh Sơn) một tay đưa võng ru con, tay kia chăm người chồng bất động. Sau vườn, hai đứa lớn hơn đang hì hục nhặt ít rau cho bữa cơm chiều.
Gần 2 năm nay, cuộc sống của gia đình anh từng ngày trải qua trong cùng cực nhất như thế, sau bản án tử thần giáng lên đầu.
Gần 2 năm nay, cuộc sống của gia đình anh Sơn từng ngày trải qua trong cùng cực nhất, sau bản án tử thần giáng lên đầu.
Vợ tâm thần trằn trọc lo lắng cho 3 đứa con thơ, cùng người chồng u não…
Ngồi trên chiếc giường ọp ẹp, chị Kiều bần thần kể lại quãng thời gian đen tối nhất của gia đình mình: Khi 3 đứa con thơ còn nheo nhóc, chồng lâm bệnh nặng, riêng chị thần kinh không ổn định vẫn phải dậy sớm thức khuya lo lắng cho cả nhà.
“Giờ ảnh cứ nằm vậy, con cái thì bỏ dỡ, chị vừa chăm con vừa chăm chồng nên có làm được gì đâu, chỉ đợi sống qua ngày thôi…” - chị Kiều ôm đứa nhỏ vào lòng, nghẹn nghào kể.
Người vợ tâm thần vẫn phải lo lăng chăm 3 đứa con thơ cùng người chân u não nằm bất động.
Trước đây, anh Sơn hành nghề đánh cá trên biển Cà Mau, thu nhập không mấy dư giả nhưng vừa đủ nuôi sống gia đình. Tháng 8 năm ngoái, trên chuyến đi khơi xa, đột nhiên anh ngã bệnh, hay lên cơn co giật rồi ngất xĩu.
“Ban đầu không có tiền nên anh về nhà nằm nghỉ vài hôm rồi lại đi biển. Sau này, chịu không được nữa, chị mới dẫn đi khám thì bác sĩ bảo u não mãn tính giai đoạn cuối, hết thuốc chữa rồi…”
Hai chữ u não khép lại tương lai mơ mịt của cả 5 con người trong gia đình anh. Đành đặn chị Kiều phải dứt sữa đứa con trai 8 tháng tuổi, lặn lội lên Sài Gòn nuôi chồng.
Song, chỉ gắn gượng được vài tháng thì tiền thuốc men lên cao, cả hai đành quyết định trở về nhà, “sống ngay nào hay ngày đó”.
Đành đặn chị Kiều phải dứt sữa đứa con trai 8 tháng tuổi, lặn lội lên Sài Gòn nuôi chồng.
Song, chỉ gắn gượng được vài tháng thì tiền thuốc men lên cao, cả hai đành quyết định trở về nhà, “sống ngay nào hay ngày đó”.
Căn bệnh “quái ác” đã nhanh chóng ăn mòn hai chân khiến anh Sơn nằm bất động một chỗ, mọi sinh hoạt cá nhân đều dựa vào bàn tay người vợ.
Mỗi ngày uống hơn 500 nghìn tiền thuốc để duy trì sự sống, thế mà, từ ngày hết thuốc, anh Sơn lên cơn co giật nhiều hơn.
“Chị bán dần ruộng đất để cứu chữa cho chồng. Hết đất, chị lại đi vay mượn đầu trên xóm dưới. Nhưng giờ không còn gì thế chấp nữa nên chỉ biết để anh sống vậy…
Mỗi lần lên cơn, quẫn lắm, chị lại nắm chặt tay chồng, cố khuyên anh ráng sống với vợ con. Nhiều lúc trong cơn mê mà anh khóc, bảo sống khổ quá thì để anh chết sớm cho rồi, làm chị đau đứt ruột” - chị Kiều khóc nức nở.
Những đứa con nheo nhóc chỉ quanh quẩn bên nhà, nhìn cha đang từ từ rơi vào cái chết.
“Dù anh có chết, cũng chỉ mong các con có cơ hội được đến trường…”
Cũng may, nhiều hàng xóm thương cho gia cảnh anh Sơn nên quyên góp ít nhiều giúp chống cự qua từng bữa ăn. “Hôm thì xíu rau, xíu gạo, mắm muối,… không thì ăn cháo loãng, bứt rau đồng. Tụi nhỏ thương ba má nên cũng hổng đòi hỏi gì”. - chị Kiều kể.
Hằng ngày, cái Thi (10 tuổi) đạp con xe đến điểm trường cách nhà 4km đi học, buổi nghỉ thì giúp má nhặt rau, mò cua bắt ốc phụ thêm bữa ăn. Nhưng từ lúc rơi vào cảnh cùng quẫn, nó đành nghỉ học ngang, ở nhà chăm ba.
Còn thằng Văn dù đã lên 7, nó vẫn chưa một lần được đến trường. Riêng đứa út vẫn còn đang ẵm bồng, hôm nào khát sữa quá, chị Liên lại mua bịch sữa pha loãng cho con uống phụ bữa cơm mắm.
Hằng ngày, cái Thi (10 tuổi) đạp con xe đến điểm trường cách nhà 4km đi học, buổi nghỉ thì giúp má nhặt rau, mò cua bắt ốc phụ thêm bữa ăn.
Còn thằng Văn dù đã lên 7, nó vẫn chưa một lần được đến trường.
Riêng đứa út vẫn còn đang ẵm bồng, hôm nào khát sữa quá, chị Liên lại mua bịch sữa pha loãng cho con uống phụ bữa cơm mắm.
Trong ánh mắt trong veo của tụi nhỏ vẫn mơ về ngày trở lại trường học. Chị Kiều tâm sự: “Mấy nay, gần tới ngày đi học trở lại, con Thị cứ hỏi chị là sao chưa mua vở mới.
Chị biết làm sao đây? Giờ ăn còn không có nên chị tính cho nó nghỉ thôi, còn bao tiền ráng giữ mạng sống cho chồng…”
Nghe vợ nói về ước mơ của con, anh Sơn nằm trên võng mếu máo đến bật khóc. Anh gắn gượng thuề thào từng chữ: “Giờ anh không mong điều gì nữa, có thế nào anh cũng không qua khỏi đâu.
Nhưng dù có chết, cũng mong mấy đứa nhỏ được đến trường đi học, để không còn nghèo như vợ chồng mình”.
Giờ anh không mong điều gì nữa, có thế nào anh cũng không qua khỏi đâu. Nhưng dù có chết, cũng mong mấy đứa nhỏ được đến trường đi học, để không còn nghèo như vợ chồng mình”.
Bên góc phòng, cái Thi và thằng Văn vẫn ngồi kể về giấc mơ của mình. Cái Thi thỏ thẻ: “Con thích được đi học lắm, để có cái chữ mai mốt còn đi mần nuôi ba má. Với Tết nào cô giáo cũng cho tiền hộ nghèo cả, con đem về cho cha chữa bệnh…”
Con bé vừa lên lớp 3, chữ viết chưa rõ nét, nhưng đã có suy nghĩ lớn lao cho cha mẹ như thế. Hằng ngày, cuộc sống của nó lặn lội theo con nước, trong bữa cơm mắm bằng tình thương xóm làng và thu mình vào bốn vách tường đất tù đọng.
Lắm lúc chăm ba, cái Thi chơi đùa để ba bớt buồn nghĩ về cái chết đang từ từ đổ xuống vách nhà xập xếp.
“Mai này không còn cha, hổng biết ai lo liệu cho tụi nó? Anh chỉ mong mấy đứa được đến trường thì chết anh cũng an tâm”, anh Sơn nhắc lại lần nữa, rồi bật khóc.
“Mai này không còn cha, hổng biết ai lo liệu cho tụi nó? Anh chỉ mong mấy đứa được đến trường thì chết anh cũng an tâm”, anh Sơn nhắc lại lần nữa, rồi bật khóc.
Chị Kiều tâm sự còn bao tiền ráng giữ mạng sống cho chồng…
Liên hệ với anh Hùng (39 tuổi, Phó chủ tịch xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thới, tỉnh Cà Mau), anh Hùng chia sẻ: “Hoàn cảnh của gia đình anh Sơn thuộc diện éo le nhất xã.
Hiện tại, cả gia đình vẫn chỉ sống bằng sự đùm bọc của xóm làng, cố gắng giành giật sự sống cho anh Sơn từng ngày…
Rất mong mọi người dang rộng vòng tay giúp đỡ, duy trì sự sống và cũng như cho những đứa trẻ có cơ hội được đến trường”.
Trước hoàn cảnh khó khăn của gia đình anh Sơn như trên, chúng tôi cũng tha thiết mong mỏi mạnh thường quân có thể cùng nhau giúp đỡ cho gia đình anh chị.
Hiện tại, gia đình anh không sử dụng tài khoản ngân hàng, nên mọi đóng góp xin liên hệ vào quỹ từ thiện của người viết. Chúng tôi chắc chắn sẽ giao tận tay số tiền nhận được cho gia đình.
Số tài khoản ngân hàng Agribank: 4308220053092, chủ tài khoản Hồ Huy Hậu, chi nhánh H.Hoài Ân, T.Bình Định.
Liên hệ số điện thoại: 0977179133, gặp người viết.
Chúng tôi chân thành cảm ơn…