Người Việt đang chán mì ăn liền vì không tốt cho sức khỏe, Kido định làm gì trong một trận địa toàn đại gia?

Các đối thủ lớn nhất là Acecook và Masan vẫn quá mạnh, trong khi người Việt thì đang ăn ít mì hơn.

Bán mảng bánh kẹo mang đậm dấu Kinh Đô (nay là Kido), tập đoàn của ông Đoàn Kim Thành đầu tư vào kem, dầu ăn, mì gói.

Tháng 5/2015, Kido đã chính thức ký kết hợp tác liên doanh với Saigon Ve Wong, đối tác có bề dày thâm niên, công nghệ với thương hiệu mì A-One, để cùng thamg gia vào thị trường mì ăn liền. Đây được coi là bước tiến tiếp theo của Kido trong lĩnh vực thực phẩm thiết yếu.

Kido cho rằng sự kết hợp về sản xuất, phát triển sản phẩm của Saigon Vewong cùng với những thế mạnh của Kido về phân phối, quảng bá sản phẩm sẽ đưa mì ăn liền mang thương hiệu liên doanh nhanh chóng lọt vào top đầu thị trường.

Th trường mì gói đang nguội dần?

Số liệu do Hiệp hội Mì ăn liền thế giới (WINA) cho thấy nhu cầu mì ăn liền đã bắt đầu suy giảm từ năm 2013 sau khi tăng rất thấp trong những năm trước đó. Cụ thể, năm 2013, lượng mì gói tiêu thụ tại Việt Nam là 5,2 tỷ gói thì năm 2014, con số giảm xuống còn 5 tỷ. Năm 2015, còn 4,8 tỷ.

Theo WINA, 4 trong 5 quốc gia nằm trong top 5 nước tiêu thị mì gói nhiều nhất thế giới đều có xu hướng giảm lượng dùng loại thức ăn này trong những năm vừa qua. Cụ thể các nước giảm là Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam và Mỹ. Chỉ duy có Nhật tăng nhẹ từ 5,5 tỷ gói năm 2014 thành 5,54 tỷ trong năm 2015.

Nguyên nhân có thể vì khi kinh tế càng cao, người ta càng quan tâm nhiều đến các sản phẩm tốt cho sức khỏe. 

Mì ăn liền tuy đáp ứng nhu cầu ăn nhanh nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn loại sản phẩm này thường xuyên có thể ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe, gây ra các bệnh liên quan đến tim mạch, huyết áp, thận...

Số liệu của WINA khá phù hợp với tình hình thị trường trong nước.

Người Việt đang chán mì ăn liền vì không tốt cho sức khỏe, Kido định làm gì trong một trận địa toàn đại gia? - Ảnh 1.

Thị trường mì ăn liền đang giảm tốc rất nhanh trong mấy năm gần đây.Một trong ba ông lớn trong ngành (Acecook , Masan Consumer và Asia Foods) là Masan Consumer đang chứng kiến sự sụt giảm doanh thu ngành mì.

Công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer), công ty vốn có thị phần lớn thứ 2 trong lĩnh vực mì gói, vừa công bố kết quả kinh doanh quý II/2016 với doanh thu 3.455 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 745 tỷ đồng.

Như vậy, sau 6 tháng, lợi nhuận của Masan Consumer đạt chưa tới 1.100 tỷ đồng, đây là mức thấp nhất của Masan Consumer trong vòng 5 năm trở lại đây.

Masan Consumer sản xuất và kinh doanh các loại thực phẩm và đồ uống bao gồm nước tương, nước mắm, tương ớt, mì ăn liền, cà phê hòa tan, và ngũ cốc dinh dưỡng. 

Những thương hiệu chủ chốt của Masan Consumer bao gồm Chin-su, Nam Ngư, Tam Thái Tử, Omachi, Kokomi, Vinacafé, Wake Up, Kachi, Vĩnh Hảo.

Theo số liệu của Nielsen, Kantar Worldpanel, Masan hiện giữ thị phần số 1 về nước mắm, nước tương, tương ớt và cà phê hòa tan và giữ vị trí số 2 về thị phần thực phẩm tiện lợi.

Theo số liệu chi tiết của Masan, doanh thu ngành hàng gia vị trong 6 tháng đầu năm tăng 4,4% nhưng các sản phẩm tiện lợi (trong đó có mì ăn liền) lại giảm 10,5%. Trong khi đó, 2 điểm sáng về doanh thu trong kỳ vừa qua là đồ uống (tăng 25%) và bia (tăng 84%).

Như vậy, việc Kido tấn công vào mì gói trong bối cảnh thị trường đã bão hòa, hứa hẹn cuộc cạnh tranh sôi động để giành giật thị phần ở lĩnh vực này.

Ch tch Kido vẫn lc quan vào th trường mì gói và "chín mui s tng tn công"

Tại buổi tọa đàm Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp cuối tháng 7 ở TP HCM, ông Trần Kim Thành, Chủ tịch Tập đoàn Kido, đã có những chia sẻ về chiến lược tổng tấn công vào lĩnh vực mì gói.

Theo ông Thành, mì ăn liền vẫn còn không gian phát triển. Khi còn làm bánh kẹo, ông Thành từng nghĩ: làm tất cả những gì liên quan đến bột mì, trừ mì gói. Vì làm mì gói là làm bao bì, dầu ăn, bột mì.

"Nếu mình bán sản phẩm càng nhiều thì 3 công ty bao bì, dầu ăn và bột mì càng kiếm được nhiều tiền. Vào thời điểm chín muồi thì Kido sẽ tổng tấn công", Chủ tịch Kido nói.

Ông Thành cũng cho biết thêm, Kido đã có hướng để làm nhưng có sự sắp xếp theo trình tự về mức độ ưu tiên. Ngành thực phẩm còn những lĩnh vực rất lớn mà Kido đang trong quá trình đàm phán.

Với nguồn tiền lớn từ khi bán mảng bánh kẹo và am hiểu thị trường Việt nhưng trong bối cảnh thị trường mì gói đã bão hòa, Kido liệu có giành được vị trí dẫn đầu thị trường như mong đợi?

Năm 2015, thị trường mì gói Việt Nam vẫn nằm trong tay 3 doanh nghiệp lớn: Acecook Việt Nam, Masan Food và Asia Food với 80% thị phần.

Trong đó, Acecook Việt Nam dẫn đầu với 51,5%. Acecook Việt Nam nổi tiếng với mì Hảo Hảo, Masan có Omachi và Asia Food có Gấu Đỏ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại