Bệnh Alzheimer được coi là căn bệnh trầm trọng của não bộ, là nguyên nhân gây ra suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tư duy (suy nghĩ, giải quyết vấn đề đặt ra hợp lý) và các kỹ năng cuộc sống bình thường. Bệnh cũng gây thoái hóa các khối cơ khiến người bệnh phải nằm liệt giường và mất khả năng tự ăn uống. Cuối cùng bệnh nhân Alzheimer thường tử vong do các nguyên nhân như: nhiễm trùng vết loét do tì đè, viêm phổi, dinh dưỡng....
Ảnh minh họa: Internet
Theo dữ liệu khảo sát của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh Alzheimer là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ năm trên thế giới, ảnh hưởng đến khoảng 50 triệu người trên toàn thế giới, hầu hết là người già. Bệnh thường xuất hiện ở người trên 65 tuổi. Tuy nhiên vẫn có thể đến ở độ tuổi từ 50 đến 65 tuổi.
Nguyên nhân gây bệnh hiện chưa được xác định một cách rõ ràng, tuy nhiên các nhà khoa học có đưa ra một số yếu tố có thể là nguy cơ dẫn tới bệnh này, chẳng hạn như ít vận động, ít thực hiện các hoạt động trí tuệ, mắc bệnh trầm cảm muộn…
Vì thế, nếu qua tuổi 55, bạn vẫn quan tâm đến những điều này thì xin chúc mừng, bạn đang giúp mình gia tăng cơ hội "tránh thoát" căn bệnh tuổi già đáng sợ này.
1. Dù có già vẫn ham mê học tập
Người già vẫn tiếp tục học tập, khám phá thế giới xung quanh là điều rất tuyệt vời. Nhiều người cho rằng tuổi già không còn gì để học, nhưng thực tế, sau khi nghỉ hưu, nhiều người lớn tuổi mới bắt đầu đi tham gia các hoạt động giải trí khác nhau. Có người học vẽ, có người học piano, có người học thư pháp… đều là những cách rất hay để kích thích não bộ tiếp tục vận hành đúng cách, tránh nguy cơ bị teo não và góp phần tránh xa bệnh Alzheimer.
2. Vẫn thích thể thao hàng ngày
Những người sống thọ đều có một điểm chung, đó là thích tập thể dục. Họ biết rất rõ rằng càng "bất động", các khớp sẽ càng cứng lại, cơ bắp sẽ teo dần và không thể vận động, di chuyển linh hoạt được nữa.
Ảnh minh họa: Internet
Tập thể dục không chỉ có thể cải thiện khả năng miễn dịch, có khả năng kéo dài tuổi thọ, mà còn tác động tích cực đến tinh thần mỗi người. Những người kiên trì vận động thường lạc quan hơn về cuộc sống và sẵn sàng giao tiếp với người khác nên ít có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
3. Còn hứng thú với công việc
Việc duy trì đam mê trong công việc không chỉ giúp người trung niên duy trì tinh thần lạc quan, mà còn có ảnh hưởng tích cực đến tình trạng tâm lý và tinh thần. Nghiên cứu cho thấy rằng sự hài lòng và niềm vui từ công việc có thể giảm stress, lo lắng, và thậm chí làm giảm nguy cơ các vấn đề sức khỏe tâm thần.
Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng người trung niên có xu hướng duy trì một lối sống tích cực hơn khi họ có một công việc yêu thích. Việc thực hiện những hoạt động mà họ đam mê thường đi kèm với tăng cường hoạt động vận động và chế độ dinh dưỡng lành mạnh, giúp duy trì trạng thái sức khỏe tốt.
Hơn nữa, sự hứng thú và động lực từ công việc có thể giúp người trung niên duy trì sự sáng tạo và tinh thần năng động, điều này là quan trọng để chống lại quá trình lão hóa, phòng tránh bệnh Alzheimer.
4. Khi già đi vẫn quan tâm đến tương tác xã hội
Việc duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là kết giao bạn bè, là một phương tiện quan trọng giúp người trung niên duy trì sức khỏe toàn diện và làm chậm quá trình lão hóa. Giao tiếp xã hội không chỉ mang lại niềm vui, hỗ trợ tinh thần mà còn giúp người trung niên giảm stress và cảm giác cô đơn.
Nghiên cứu cho thấy rằng những người duy trì mối quan hệ xã hội tích cực thường có tình trạng sức khỏe tốt hơn. Tương tác xã hội có thể kích thích hoạt động não bộ, cải thiện trí nhớ và tăng cường khả năng tập trung. Đồng thời, sự hỗ trợ từ bạn bè có thể giúp người trung niên vượt qua những thách thức trong cuộc sống, bảo vệ họ khỏi tình trạng stress và ảnh hưởng tích cực đến hệ thống miễn dịch.
Quan trọng hơn, các mối quan hệ xã hội cung cấp cơ hội cho người trung niên thể hiện bản thân, phát triển sự tự tin và cảm giác tự giác, giúp họ giữ vững tinh thần trẻ trung.
Ảnh minh họa: Internet
5. Quan tâm tới đồ ăn, thức uống
Thức ăn đối với con người là quan trọng nhất, nhưng nhiều người càng lớn tuổi càng trở nên kém ăn, do đó khiến cơ thể rơi vào trạng thái suy dinh dưỡng, khả năng miễn dịch sẽ giảm sút và sẽ xuất hiện nhiều bệnh tật.
Khi già đi, dù chức năng tiêu hóa suy giảm nhưng con người vẫn phải quan tâm đến thực phẩm và chú ý duy trì cân bằng dinh dưỡng.
6. Vẫn thích đi du lịch
Đi du lịch thường là việc mà giới trẻ thường làm. Nhưng tới tuổi già, người ta càng có nhiều thời gian rảnh để đi du lịch khắp nơi, điều này không chỉ mở rộng tầm nhìn, ngắm nhìn sông núi lớn của quê hương mà còn giúp tâm trạng được thư thái trọn vẹn
*Nguồn: Aboluowang