Người ngoài hành tinh từng gửi "thông điệp" đến Trái Đất, đây là những điều họ gửi gắm

S.T |

Nhân loại trên Trái Đất đã từng nhận được "thông điệp" của người ngoài hành tinh, nhưng mãi về sau giới khoa học mới nhận và giải mã được.

Phát hiện tín hiệu ngoài hành tinh

Ngày 11/10/1928, một giáo sư tiến hành đăng ký thuyết "Tiếng dội kéo dài" đồng thời ông cũng cho ghi lại toàn bộ khoảng thời gian ngắt quãng giữa những lần thu phát vô tuyến điện.

Sau đó ông phân tích và nhận thấy rằng, thời gian ngắt quãng dài nhất là 15 giây, hoặc nói cách khác đường truyền một chiều mất 6,5 giây.

Căn cứ vào kết quả này thì thiên thể nọ phải cách Trái Đất 2.250 triệu mét, thời gian ngắt quãng ngắn nhất là 3 giây, vậy là đường truyền một chiều chỉ mất 1,5 giây. Và như vậy thì thiên thể này chỉ nằm ngoài quỹ đạo Mặt Trăng một chút.

Trong một bức điện báo gửi đi cho tiến sĩ B.Van Pol vào ngày 11/10/1928, trong đó ông yêu cầu tiến sĩ thí nghiệm tín hiệu.

Đêm đó, ông nhận được một loạt tín hiệu có khoảng thời gian kéo dài rất lạ, như sau: 8, 11, 15, 8, 13, 3, 8, 8, 12, 15, 13, 8, 8 giây.

Người ngoài hành tinh từng gửi thông điệp đến Trái Đất, đây là những điều họ gửi gắm - Ảnh 1.

Hình minh họa.

Và sau này trong bản báo cáo, vị đồng sự cho biết sau đó liên tiếp mấy tháng ông vẫn chưa phát hiện ra được tiếng dội nào cần thời gian dài đến thế mới truyền được về trạm vô tuyến điện cả.

Năm 1960, một giáo sư thuộc Đại học Stanford, Mỹ cho rằng những tiếng dội cần thời gian dài như thế để phản xạ lại nhất định đến từ phòng thí nghiệm giữa các vì sao của một loại sinh vật trí tuệ nào đó đang tồn tại trong không gian.

Năm 1973, một nhà thiên văn học người Scotland đã tuyên bố như sau: Người ngoài hành tinh từng phát tín hiệu cho Trái Đất chúng ta.

Ông đã sử dụng bản ghi chép tiếng dội kéo dài được ghi năm 1928 làm cơ sở để tạo một đồ thị. Ông dùng trục x để biểu thị thời gian kéo dài và trục y để biểu thị xung động liên tục của sóng, sau khi nói các điểm trên trục tọa độ (x,y), kết quả rất giống chòm sao Mục Phu.

Ông cũng cho rằng vùng phát tín hiệu phản xạ này phải thuộc chòm sao Mục Phu (Bootes) thuộc Hệ song tinh, cách chúng ta 103 năm ánh sáng.

Trên đồ thị này thì ngôi sao Đại Giác (sao a thuộc chòm sao Mục Phu) là ngôi sao sáng nhất trong một quần thể sao này nhưng vị trí của nó lúc ấy khác với vị trí của nó hiện nay.

Và nhờ đó, ông Rulan đã tính ra rằng thời gian xuất hiện tín hiệu này phải vào năm 11.000 TCN (tức là sau gần 13.000 năm sau, loài người mới phát hiện và giải mã tín hiệu quý giá từ người ngoài hành tinh).

Giải mã tín hiệu bí ẩn

Người ngoài hành tinh từng gửi thông điệp đến Trái Đất, đây là những điều họ gửi gắm - Ảnh 2.

Hình minh họa.

Nhà thiên văn học này đã rất vất vả mới phân tích được ý nghĩa các số liệu cảu "tiếng dội kéo dài" và ông đã giải mã được các mật mã nền văn minh ngoài Trái Đất phát cho chúng ta vào năm 11.000 TCN.

Sau đây là ý nghĩa của các tín hiệu:

AB – xuất phát từ đây

BC – Nhà của chúng ta ở sao E thuộc chòm sao Mục Phu

CDE – Đây là hệ song sinh

FG, GH – chúng tôi sống trên hành tinh thứ 6 trong dãy gồm 7 hành tinh

CH, CH, JKL – Tìm đúng điểm này rồi, đúng hành tinh thứ 6 rồi

EM – Tính từ Mặt Trời hướng ra ngoài

FEG – GN – Là hành tinh lớn trong 2 hành tinh

HO, OP – Trong hành tinh thứ 6 của chúng tôi có một Mặt Trăng, trong hành tinh thứ 4 có 3 Mặt Trăng, và ở hành tinh thứ nhất, thứ ba đều có một Mặt Trăng.

GQ, QR – Phòng thí nghiệm của chúng tôi đang trên quỹ đạo Mặt Trăng của các bạn

ST – Đây là chú thích ngày tháng và vị trí của sao Đại Giác trên đồ thị

Các nhà khoa học khác cho rằng với khám phá này của ông thì rõ ràng rằng trong vũ trụ chắc có tồn tại một phòng thí nghiệm của người ngoài hành tinh, và loại sinh vật trí tuệ này đã cố gắng trả lời các tín hiệu vô tuyến điện phát ra từ Trái Đất, đồng thời họ cũng bày tỏ nguyện vọng đồng ý cùng sinh vật Trái Đất tiếp xúc và trò chuyện.

Tháng 8/1929, một đoàn khảo cổ - thiên văn Pháp đã đến Ấn Độ và họ phát hiện ra tiếng dội kéo dài, thời gian mất khoảng từ 1 đến 30 giây.

Dựa vào tư liệu này của đoàn khảo cổ, ông đã vẽ nên một sơ đồ hình chấm nhỏ, sau đó ông nối các điểm này lại, sơ đồ được nối thành một dạng hình học và ông đã giải thích được các mật mã bên trong, đó chính là lời tự giới thiệu của người ngoài hành tinh với chúng ta.

Sauk hi loài người phát minh ra kỹ thuật thiên văn vô tuyến thì chúng ta đã có thêm một trợ thủ đắc lực giúp chúng ta tìm kiếm các sinh vật ngoài Trái Đất.

Năm 1960, Mỹ đề ra kế hoạch truy tìm tín hiệu có bước sóng dài 210mm. Bước sóng 210mm do vật lạ phát ra trong vũ trụ là bước sóng thường thấy nhất, vì vậy, nếu quả thật có sinh vật trí tuệ ngoài Trái Đất thì họ sẽ sử dụng loại bước sóng thông thường này.

Ngày 8/4/1960, một nhà khoa học đã ném 1 vật có đường kính bề mặt là 27m lên một chòm sao thuộc chòm sao Cá Sấu cách Trái Đất 11,9 năm ánh sáng thông qua một Antenne ném vật. Nhiều giờ trôi qua mà ông vẫn không nhận được phản ứng gì.

Người ngoài hành tinh từng gửi thông điệp đến Trái Đất, đây là những điều họ gửi gắm - Ảnh 4.

Chòm sao Ba Giang (Eridanus).

Nhưng đến khi ông điều chỉnh antenne đến sao thuộc chòm sao Ba Giang (Eridanus), cách Trái Đất 10,7 năm ánh sáng thì lập tức ông thu được tín hiệu xung động mạnh, mỗi giây có những 8 xung.

Rồi sau này ông mới khám phá ra rằng đó là tín hiệu phát ra từ phòng thí nghiệm radar của một căn cứ quân sự bí mật đặt trên Trái Đất.

Vào nàm 1961, đài thiên văn vô tuyến Mỹ đã tổ chức một hội nghị bí mật gồm 11 nhà khoa học nổi tiếng nhất thế giới nhằm thảo luận về khả năng tồn tại của sinh vật trí tuệ ngoài Trái Đất.

Sau hội nghị, nhóm 11 nhà khoa học đã đồng ý cùng nhau hợp tác và họ đã đưa ra một công thức gọi là Greenbank.

Tất cả các biểu thức của công thức này nhằm hỗ trợ quá trình tìm hiểu mọi mặt của một vấn đề. Căn cứ vào trình độ của người đương thời thì công thức của giá trị bình thường và giá trị tuyệt đối nhỏ nhất là:

N=R- fpnef1fjfcl

Trong đó ý nghĩa của các biểu thức là:

N: Số quần thể sinh vật sống có khả năng tồn tại ở Ngân hà

R: Số bình quân xuất hiện hàng năm, giống hành tinh trong hệ Thái Dương của chúng ta

fp: số hành tinh có khả năng tồn tại sinh vật sống

ne: Số trung bình về sự phát triển của hành tinh sống tiêu chuẩn của loài người

f1: bao gồm những điều kiện kể trên, đây là con số biểu thị các hành tinh có sự phát triển của sự sống đích.

fj: con số này biểu thị số hành tinh có các sinh vật trí tuệ hành động theo ý muốn khi Mặt Trời vẫn còn tồn tại.

fc: Số hành tin có các sinh vật trí tuệ sinh sống trong một nền văn minh kỹ thuật hiện đại

l: tuổi thọ của một thế giới văn minh. Khi nhắc đến khoảng cách diệu vợi giữa các hành tinh trong vũ trụ thì chỉ có những nền văn minh thế giớ nào tồn tại lâu đời mới mong có cơ hội gặp nhau.

Trị cực tiểu của công thức trên là N=40 và trị cực đại là N=50.000.000

Nếu ta tính theo công thức trên trong điều kiện xấu nhất thì đây là dãy Ngân Hà của chúng ta có 40 nhóm sinh vật trí tuệ đang tìm mọi cách để liên lạc với nhau.

Nguồn: sưu tầm: Cuốn "Bí ẩn mãi mãi là bí ẩn" – NXB Trẻ

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại