Người ngoài hành tinh có thể "lái" cả hệ sao đôi để khám phá vũ trụ: Bằng chứng từ ngôi sao có tốc độ di chuyển nhanh nhất thiên hà?

Anh Việt |

Thay vì rời bỏ ngôi sao của mình, một nền văn minh tiên tiến có thể lựa chọn mang theo toàn bộ hệ sao, giữ lại nguồn năng lượng cần thiết trong suốt hành trình.

Một giả thuyết đầy táo bạo vừa được đưa ra: nếu các nền văn minh ngoài hành tinh tiên tiến muốn khám phá thiên hà, họ có thể di chuyển cả hệ sao đôi thay vì chỉ sử dụng tàu vũ trụ. Giả thuyết này, được đề xuất bởi nhà triết học Clement Vidal từ Đại học Vrije Brussels, cho rằng người ngoài hành tinh có thể "lái" hệ sao của mình như một con tàu vũ trụ khổng lồ.

Người ngoài hành tinh có thể "lái" cả hệ sao đôi để khám phá vũ trụ: Bằng chứng từ ngôi sao có tốc độ di chuyển nhanh nhất thiên hà? - Ảnh 1.

Tại sao phải di chuyển cả hệ sao?

Những nền văn minh tồn tại lâu dài có thể đối mặt với nhiều lý do để rời khỏi vị trí ban đầu của mình. Có thể họ cần tránh một siêu tân tinh sắp nổ tung, tìm kiếm tài nguyên mới hoặc đơn giản chỉ để khám phá. Tuy nhiên, việc du hành giữa các vì sao là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn, tốn thời gian và năng lượng. Thay vì rời bỏ ngôi sao của mình, một nền văn minh tiên tiến có thể lựa chọn mang theo toàn bộ hệ sao, giữ lại nguồn năng lượng cần thiết trong suốt hành trình.

Vidal cho rằng người ngoài hành tinh có thể lợi dụng các đặc điểm vật lý của sao đôi, trong đó hai ngôi sao quay quanh nhau do lực hấp dẫn. Bằng cách làm cho một trong hai ngôi sao phóng ra vật chất không đồng đều theo một hướng, hệ sao sẽ tạo ra lực đẩy và di chuyển theo hướng ngược lại.

Một hệ sao đôi lý tưởng có thể bao gồm một sao neutron và một ngôi sao nhỏ hơn. Sao neutron với lực hấp dẫn cực mạnh có thể cung cấp năng lượng để vận hành các thiết bị giúp tạo ra lực đẩy. Những thiết bị này sẽ được điều khiển cẩn thận để thay đổi quỹ đạo và hướng di chuyển của cả hệ sao.

Ví dụ, nếu thiết bị được kích hoạt tại cùng một điểm trên quỹ đạo của sao neutron, nó sẽ khiến hệ sao di chuyển theo một hướng nhất định. Thậm chí, bằng cách thay đổi hướng phóng vật chất, người ngoài hành tinh có thể điều chỉnh quỹ đạo sao neutron, từ đó "lái" cả hệ sao tới các vùng khác trong thiên hà.

Có hệ sao nào trong vũ trụ trông giống như vậy không?

Vidal nhấn mạnh rằng có một số hệ sao trong vũ trụ trông giống như đã được "điều chỉnh". Ví dụ, sao pulsar "Black Widow" PSR J0610-2100 và "Redback" PSR J2043+1711 đều có đặc điểm gia tốc đáng kể. Tuy nhiên, hiện tại chưa có bằng chứng nào cho thấy những hệ sao này bị tác động bởi kỹ thuật của người ngoài hành tinh.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại